Loading...
Cộng đồng thiền Việt Nam

Chi hội phát triển cộng đồng thiền Việt Nam

Cộng đồng thiền Việt Nam

image-alt-text

Chương B

Chương B

20:56 28/07/2020

BEYOND – THẾ GIỚI BÊN KIA

Từ này nói đến Thế giới bên kia. Nó biểu thị trạng thái tồn tại vượt ra ngoài cơ thể vật lý, nơi mà chúng ta tìm thấy chính mình, nó cũng liên quan đến cuộc sống sau Cái chết.
Con người qua các thời kỳ ở khắp địa cầu có những suy đoán về bản chất của Thế giới bên kia. Thật đáng buồn khi các nhà khoa học đòi hỏi phải cân đo mọi thứ, kiểm tra mọi thứ và chứng minh mọi thứ, vì thế nó hạn chế khả năng của họ trong việc thấy được những điều hiển nhiên. Khi con người sẵn sàng tiếp thu chân lý thì chân lý sẽ đến, và ta sẽ biết được sự thật rằng chân lý không cần được chứng minh chứ không phải không thể chứng minh được.

This refers to the Great Beyond. It indicates that state of existence beyond the physical in which we find ourselves, it refers to life beyond the Vale of Death.
People throughout ages, and all over the world, have speculated on the nature of ‘The Beyond.’ It is unfortunate that so-called scientists want to weigh everything, test everything, and prove everything, because that limits their ability to perceive the obvious. When a person is ready to receive the truth, then the truth comes to him, and he knows the truth of that truth for that which it needs no proof, while that which is not cannot be proven.

BHAGAVAD GITA – CHÍ TÔN CA (Bài ca Thần Mặt trời)

Đây là một trong những Thánh thư vĩ đại của Ấn Độ, trong đó một vị Thầy giác ngộ đích thực đã chỉ dạy những điều không thể thay đổi. Mười tám chương của cuốn sách này đề cập đến từng khía cạnh của đời sống con người, và chỉ ra làm thế nào để sử dụng những khả năng về thể chất, tinh thần, tình cảm, đạo đức và tâm linh của Chân Ngã để một người cùng lúc có thể đạt được sự hòa hợp thực sự giữa thể xác và tinh thần.
Cuốn sách này cũng dạy rằng chỉ thông qua sự hòa hợp thực sự, Con Người mới có thể trở thành bậc Thánh Nhân, nhờ đó thoát khỏi vòng luân hồi sinh ra – lớn lên – chết – tái sinh.
Nghĩa đen của những từ này là Bhaga: Mặt trời; Vad: Thần; Gita: Bài ca.

This is one of the great Scriptures of India in which a truly enlightened Teacher teaches that which should not be altered. The eighteen chapters of this book each deal with one aspect of human life, and show how by using the physical, emotional, mental, ethical, and spiritual abilities of one’s Ego at the same time one can attain to true harmony of body and spirit.
This book teaches that only through true harmony can Man progress into Divinity, and so obtain release from the wheel of birth, growth, death, and rebirth.
The actual meaning of the words are — Bhaga, the Sun. Vad means Godlike. Gita means Song.

BHAGAVAN – ĐỨC THẾ TÔN

Đây là một danh xưng để chỉ Thượng Đế dưới góc nhìn của mỗi cá nhân. Thượng Đế mà chúng ta đều tôn thờ bất luận tên gọi chúng ta dành cho Ngài là gì, ở khắp nơi trên địa cầu, những các cái tên khác nhau được dùng để chỉ cùng một Thượng Đế.
Đó là Thượng Đế với sáu đặc tính:
1. Quyền năng và quyền thống trị.
2. Sức mạnh.
3. Sự huy hoàng.
4. Sự rực rỡ.
5. Trí tuệ.
6. Sự từ bỏ.

A term indicative of one’s personal God. The God whom we worship irrespective of the name which we use, and in different parts of the world different names are used for the same God.
It is the God with six attributes, which are :
1. Power and dominion.
2. Might.
3. Glory.
4. Splendor.
5. Wisdom.
6. Renunciation.

BHAJAN – THÁNH CA

Đây là một hình thức thờ phụng Thượng Đế qua việc ca hát. Nó không liên hệ nhiều đến lời cầu nguyện, nhưng đặc biệt liên quan đến ca hát. Người ta có thể hát kinh cầu nguyện, và đó sẽ là Bhajan.
Một ví dụ về điều này trong Thiên chúa giáo là việc hát Thánh ca.

A form of worship of one’s God through singing. It does not refer so much to spoken prayers, but is specifically related to singing. One can chant prayers, and that would be Bhajan.
An example of that in the Christian religion is the chanting of the Psalms.

BHAKTA – TÍN ĐỒ

Đây là chỉ một người sùng đạo, một tín đồ của Thượng Đế. Một lần nữa, cần nhấn mạnh rằng đây có thể là bất kỳ vị Thượng Đế nào, từ này không dành riêng cho một tín ngưỡng hoặc niềm tin cụ thể nào, mà đây là một thuật ngữ chung.

One who worships God, a follower of God. Again, it must be stressed that this can be any God, it does not relate to any particular creed or belief, but is a generic term.

BHAKTI – SÙNG TÍN

Đây là chỉ một hành động dâng hiến cho Thượng Đế của một cá nhân. Hành động nhận diện chính mình như một đứa con của Thượng Đế, một tuỳ tùng của Thượng Đế, và thừa nhận rằng mình dưới trướng và tuân lời Thượng Đế.

An act of devotion to one’s God. The act of identifying oneself as a child of God, as a subject of God, and admitting that one is subservient and obedient to God.

BHAVA – HIỆN HỮU

Đó là sự có mặt, cảm nhận, tồn tại, cảm xúc. Con người có ba cấp độ hiện hữu:
Pashu-bhava là nhóm thấp nhất, gồm những người chỉ sống cho bản thân và hưởng thụ những khoái lạc cá nhân. Họ nghĩ những điều không đúng và làm những điều không đúng với người khác. Họ chỉ quan tâm tới những việc mang lại cho họ lợi ích về tài chính và địa vị, họ không bao giờ giúp đỡ người khác dưới bất kỳ hình thức nào. Họ là những người đang ở mức tiến hoá thấp nhất.
Vira-bhava là nhóm ở giữa. Họ có tham vọng và mong muốn tiến cao hơn. Họ mạnh mẽ và thường có nhiều năng lượng. Tuy nhiên, họ khá ích kỷ và chuyên quyền khi nghĩ rằng người khác đang có nhiều hơn họ. Họ là loại người thích làm việc thiện, nhưng không phải để giúp người mà để được người khác công nhận là người tuyệt vời và thánh thiện, luôn sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó. Thật ra đây là một quan niệm sai lầm và chẳng liên quan gì tới việc thiện bởi vì những người này còn ích kỷ và quá tập trung vào cái tôi, chặng đường của họ vẫn còn rất, rất xa.
Divya-bhava là nhóm tốt hơn cả, gồm những người hài hoà, những người chu đáo, không ích kỷ và thực sự muốn giúp người một cách không vụ lợi. Họ nỗ lực hết mình để giúp những người gặp khó và họ không làm điều đó vì lợi ích cá nhân.
Đáng buồn thay, đây là nhóm có số lượng nhỏ nhất hiện nay.

This is being, feeling, existing, emotion. Among human beings there are three stages of Bhavas :
1. The pashu-bhava is the lowest group of people who live solely for themselves and for their own selfish pleasures. They think ill and do ill to others. They have no interest except in their own social or financial advantage, and they never help others in any way at all. They are the people on the lowest step of evolution.
2. The vira-bhava are the middle group. They have ambition and desire to progress upwards. They are strong, and frequently have quite a lot of energy. Unfortunately, they are selfish and domineering when they think someone might be getting more than they. They are the type who want to be ‘Do-gooders,’ not for the sake of helping others, but so that they shall be known as great and holy people always ready to assist those in need. Actually, it is very false policy to have anything to do with do-gooders, because they are selfish, egocentric people who have a long, long way to go.
3. This group, the divya-bhava, is of a much better type, with harmonising people who are thoughtful, unselfish, and really interested in helping others unselfishly. They will go to great effort to help those who seek help, and they do not do it for self-gain.
Sadly enough, this group are very much in the minority at present.

BODHA –TRÍ TUỆ

Chỉ kiến thức được truyền lại cho một người đang thọ giáo. Từ này cũng được dùng để chỉ trí tuệ hay sự hiểu biết.
Một người có thể dạy học trò qua sách vở và một lượng kiến thức nhất định có thể được thẩm thấu theo kiểu học vẹt, nhưng kiến thức thực sự phải được truyền thụ từ thầy sang trò qua “cọ sát” thực tế. Đó là kiến thức có được từ việc noi gương người thầy.

That knowledge which can be imparted to another person whom one is teaching. It is also referred to as wisdom or understanding.
One can teach a person from a textbook and a certain amount of knowledge will be absorbed parrot fashion, but the real knowledge comes by being ‘rubbed off’ from the teacher and passing to the pupil. It is knowledge acquired by copying the teacher.

BODHI – GIÁC NGỘ 

Đây là một từ trong Phật giáo dùng để chỉ một người có sự rõ biết về bản chất tự nhiên của những thứ vượt ra ngoài sự sống này. Đó là trí tuệ hoàn hảo, hiểu biết hoàn hảo, ta ở trong xác thịt này chỉ đơn thuần là hình ảnh của Chân Ngã, được hình thành cho mục đích thu thập trải nghiệm.

A Buddhist word which indicates that one has a clear appreciation of the nature of that which is beyond this life. It is perfect knowledge, it is perfect understanding, we in the flesh are mere figments of the Ego’s imagination, formed for the purpose of gaining experience.

BRAHMA – TRỜI

Đây là từ chỉ một vị thần Hindu thường được khắc hoạ với bốn khuôn mặt và bốn cánh tay nắm các biểu tượng tôn giáo khác nhau. Nhưng từ Brahma còn một ý nghĩa nữa, đó là chỉ một trạng thái. Nó có nghĩa là vạn vật đang ở trong một trạng thái thay đổi theo tư tưởng của tất cả những cái trí, cái trí tạo nên hiện tại và tương lai, và nó có nghĩa là “mở rộng ra”, giống như trải nghiệm của mọi chúng sinh không ngừng mở rộng.

A Hindu God frequently represented with four arms and four faces and holding various religious symbols. But there is another Brahma. Brahma — this is a state. It indicates that everything is in a stage where change is accomplished by the thought of all incarnate minds, minds which shape the present and the future, and it means ‘to expand,’ just as the experience of all living creatures constantly expands.

BRAHMACHARI – TU SĨ BÀ-LA-MÔN

Đây là một từ chỉ một người đã tuyên thệ những lời thề nguyện đầu tiên. Hoặc cũng có thể là một con người tâm linh đã sẵn lòng tuân thủ và thực hành một hình thức tôn giáo nào đó nhưng chưa thực hiện một lời thề nguyện cụ thể nào.

One who has taken the first monastic vows. Or it may be a spiritual person who is devoted to the observance and practices of a form of religion but as yet has taken no particular monastic vows.

BRAHMACHARYA – KHÔNG TÀ DÂM

Đây là điều thứ tư trong năm Giới kiêng. Giới này đòi hỏi một người phải có sự thuần khiết trong tư tưởng, lời nói và hành động, một lễ thụ pháp trong đó người này sẽ tuyên thệ các lời thề, một giai đoạn tịnh dục mà ở đó người này có thể gặt hái được trải nghiệm cần thiết của việc du hành thể vía. Cần lưu ý rằng giai đoạn cuối cùng có bốn phần riêng biệt: phần đầu tiên cần phải được theo sát bởi một Bậc thầy.

This is the fourth of the Abstinences. The things enjoined on one by this are purity of thought, purity of word and deed, an initiation in which one takes vows, a celibate stage so that one may gain the necessary experience of astral travelling. It should be noted that the latter stage has four separate stages ; the first of which is that in which the individual is governed by a Teacher.

BRAHMALOKA – CÕI PHẠM THIÊN

Đây là cảnh giới nơi những người đã thành công trong đời sống trên Trái đất đến để giao tiếp với những vị ở cảnh giới cao hơn. Đó là trạng thái của những bậc sống trong sự kết nối thiêng liêng khi thiền và chuẩn bị cho những trải nghiệm mới mẻ. Trên thực tế, đây là giai đoạn mà vị đó đi đến Hành lang Ký ức và tham khảo Thư viện Akashic, nơi có thể thấy lại những gì đã đạt được trong kiếp sống vừa qua trên Trái đất và những gì chưa được thực hiện. Ở đây, vị đó có thể tham khảo ý kiến của những người giàu kinh nghiệm để lên kế hoạch cho lần hóa thân tiếp theo nhằm sửa chữa những sai lầm trong kiếp vừa rồi và tiến một bước xa hơn để vượt qua nghiệp quả của mình.

This is that plane of existence where those who have succeeded in the Earth life go that they may commune with others in the next plane of existence. It is a stage where one lives in divine communication while meditating on and preparing for fresh experiences.
It is, in fact, a stage where one goes to the Hall of Memories and consults the Akashic Record that one may see what one has accomplished during the last life on Earth, and what has been left undone.
It is here that one is able to consult with those of great experience, so that one may plan one’s next incarnation to remedy the defects of the last and to make a step farther in overcoming one’s Karma.

BRAHMA-SUTRAS

Tất cả những từ này đến từ Ấn Độ, và Brahma-Sutras là những câu cách ngôn nổi tiếng trình bày trước mắt ta những Giáo lý căn bản của Áo Nghĩa Thư (Upanishad). Áo Nghĩa Thư sẽ được giải thích trong chương U và V.
Một thực tế đáng buồn là mọi dịch giả và nhà bình luận, đặc biệt là ở phương Tây, đều đưa ý kiến cá nhân vào bản dịch và bình luận của mình, họ không bằng lòng với việc chỉ chuyển ngữ một cách đơn thuần. Do đó, các bản dịch Brahma-Sutras có thể bản này cãi bản kia, và nếu ta chưa được xem bản gốc qua Thư viện Akashic, ta có thể bị chệch hướng một cách đáng tiếc.

All these words come from India, and the Brahma-Sutras are very famous aphorisms which place before one the principal Teachings of the Upanishads. The Upanishads will be dealt with under U and under V.
It is a sad fact that every translator and commentator, particularly in the Western world, injects his own opinions into his translations and commentaries, people are not content to merely translate. Thus it is that in the Brahma-Sutras one translation may not agree with another, and unless one can see the original by way of the Akashic Record one can be led sadly astray.

BREATH – HƠI THỞ

Người ta cũng đặt cho nó cái tên Pranayama, nhưng vì từ này không phổ biến với đa số mọi người, chúng ta hãy bằng lòng với từ hơi thở.
Một phần phụ lục đặc biệt đã được thêm vào cuối cuốn Từ điển này liên quan đến các cách thở khác nhau và các bài tập thở khác nhau, ở đây chúng ta sẽ chỉ nói rằng hơi thở liên quan đến nhịp điệu mà chúng ta hít không khí vào, giữ và thả ra.
Chẳng hạn, mỗi người hãy lấy một đơn vị thời gian của riêng mình, và sau đó dùng một đơn vị thời gian để hít vào, bốn đơn vị thời gian để giữ hơi thở và hai đơn vị thời gian để thở ra. Đây là một nhịp thở dễ chịu để tạo ra sự bình an.
Nếu một đơn vị thời gian của một người mất ba giây, ta sẽ hít vào trong ba giây, giữ hơi thở của mình trong ba lần bốn, tức là mười hai giây và thở ra ba lần hai, tức là sáu giây.
Bạn không nên tập các bài thở Yoga khác nhau cho đến khi bạn biết đích xác mình đang làm gì, bởi vì trước khi bạn có kiến thức chắc chắn về những gì bạn đang cố đạt được, tại sao và những kết quả có thể có là gì, bạn có khả năng gây nguy hiểm tới sức khỏe của chính mình. Các bài tập được đưa ra ở cuối Từ điển này khá vô hại, và trên thực tế thậm chí rất hữu ích.

One should also give it the name of Pranayama, but as this would mean nothing to the majority of people, let us be content with the word Breath.
There is a special supplement at the end of this Dictionary dealing with various systems of breathing, dealing with various exercises in the matter of breathing, so let us now state that breathing relates to the rhythm in which we take in air, hold it, and release it.
As an instance let us take one’s own unit of time, and then have one unit of time for breathing in, four units of that time for retaining the breath, and two units of that time for exhaling. That is a comfortable breathing rhythm for inducing calmness.
As the unit of time one might take three seconds, so that we breathe in for three seconds, hold one’s breath for three times four, that is, twelve seconds, and exhale for three times two, that is, six seconds.
It is strongly advised that you do not practice different systems of Yogic breathing until you know what you are doing, because until you have definite knowledge of what you are trying and why and what the results may be, you can endanger your health. The exercises given at the end of this Dictionary are quite, quite harmless, and are, in fact, really helpful.

BUDDHA – PHẬT

Đây không phải là một vị Thánh, đây là một người đã hoàn thành tất cả các kiếp sống của một chu kỳ tồn tại và nhờ thành công trong việc vượt qua các nghiệp quả của mình, người này đã sẵn sàng để bước sang một tầng bậc mới của sự tồn tại.
Vị Phật là một người đã thoát khỏi sự ràng buộc của xác thịt. Người thường được gọi là “Đức Phật” thực ra là Ngài Tất Đạt Đa Cồ Đàm. Ngài là một hoàng tử sống cách đây 2500 năm tại Ấn Độ; Ngài từ bỏ tất cả của cải vật chất để tìm sự giác ngộ. Ngài đã tìm thấy Niết Bàn (Nirvana), khái niệm này thường bị dịch sai là nơi mà mọi thứ đều là hư vô. Chúng ta sẽ tìm hiểu về Niết Bàn ở chương N.
Mỗi người trong chúng ta đều nên cố gắng để đạt được quả vị Phật, đó là một trạng trái hiện hữu, một trạng thái phi thường. Tuy nhiên, đó không phải là một vị Thánh.
Người phương Tây thường bị bối rối bởi cụm từ “Ngàn vị Phật”. Họ nghĩ rằng phải có ít nhất là một ngàn vị Thánh, điều này tất nhiên là quá hoang đường đến mức nực cười.
Phật quả là một trạng thái tồn tại. Bất kỳ ai ở bất kỳ trạm dừng chân nào trong cuộc đời đều có thể đạt tới quả vị Phật. Hoàng tử hay là người gom rác đều có thể trở nên thuần khiết và thánh thiện. Trên Trái Đất, chúng ta là những diễn viên trên sân khấu, chúng ta khoác “những bộ trang phục” và những địa vị giúp chúng ta học những gì cần học. “Ngàn vị Phật”, vì thế, chỉ là một cách ngụ ý rằng một người có thể đạt tới quả vị Phật bằng cả ngàn cách khác nhau.
Tại sao lại là một ngàn à? Hãy thử tưởng tượng một cậu bé nói câu này, “Cha tớ à? Ông í có cả triệu cái như vậy!” Vì thế, từ “một ngàn” chỉ là một lối hành văn. Phật là một biểu tượng, chứ không phải là hình ảnh đóng khung của một vị Thánh. Hình tượng Đức Phật là lời nhắc nhở về những gì chúng ta có thể trở thành nếu chúng ta muốn và nỗ lực.

This is not a God, this is a person who has successfully completed the lives of a cycle of existence, and by his success in overcoming Karma is now ready to move on to another plane of existence.
A Buddha is a person who is free from the bonds of the flesh. The one who is frequently referred to as ‘The Buddha’ was actually Siddhartha Gautama. He was a Prince who lived some two thousand five hundred years ago in India ; he renounced all material possessions in order to find enlightenment. He found Nirvana, which does not mean, as it is usually translated, everything full of nothingness. We shall deal with Nirvana under the letter N.
Every one of us should strive to attain to Buddhahood which is a state of being, an exalted state of being. It is not a God.
Western people are often puzzled by ‘The Thousand Buddhas.’ They think that there are at least a thousand Gods, which, of course, is too fantastic to be even ridiculous !
Buddhahood is a state of being. One can attain Buddhahood no matter what one’s station in life. The Prince or the garbage collector can each be pure and holy. Down on this Earth we are like actors on a stage, and we take the ‘dress’ or status which will be of most assistance to us in learning that which we have to learn. The Thousand Buddhas, then, is merely an indication that one can attain to Buddhahood in a thousand or so different ways.
Why the thousand ? Well, think of a small boy who says, ‘My father ? Ah ! He’s got millions of ’em !’ The thousand, then, is merely a figure of speech. Buddha is a symbol, not the graven image of a God. The Buddha figures are just reminders of what we can be if we want to be, and if we work to be.

BUDDHI – TRÍ TUỆ

Từ này có nghĩa là trí tuệ, chúng ta phải ý thức rằng trí tuệ và kiến thức là những thứ hoàn toàn khác nhau. Trí tuệ đi kèm với kinh nghiệm; còn kiến thức thì có thể có được mà không cần phải có trí tuệ để áp dụng kiến thức đó. Chúng ta cần đạt đến Buddhi, đó là trí tuệ, trước khi chúng ta có thể tiến tới quả vị Phật, tức là cả trí tuệ và kiến thức.

A word meaning wisdom, and we must always keep before us the awareness that wisdom and knowledge are quite different things. Wisdom comes with experience ; knowledge can be obtained without the wisdom to apply that knowledge which we have gained. We have to attain to Buddhi, which is wisdom, before we can pass on to Buddhahood which is wisdom and knowledge.

BUDDHISM – ĐẠO PHẬT

Mọi người thường coi Đạo Phật là một tôn giáo. Thật ra, sẽ đúng hơn khi nói đây là một Cách sống, một quy tắc sống, một phương pháp để sử dụng thời gian của chúng ta trên Trái đất này, để chúng ta không làm tổn thương ai và đạt được tiến bộ tâm linh trong thời gian ngắn nhất với nỗ lực ít nhất.
Dưới đây là những điều mà một người nên làm, và không nên làm. Những người theo đạo Phật gọi là Tứ diệu đế:
1. Có nỗi khổ và mọi nỗi khổ đều có nguyên nhân. Nỗi khổ là có thể vượt qua, và rồi có một con đường của sự bình an.
2. Niết bàn. Tâm trí và vật chất ở trong trạng thái thay đổi liên tục. Tâm trí khiến tinh thần sa lầy như bị kẹt trong bùn đất. Gạt tâm trí đi ta sẽ đạt đến Niết bàn, nhờ thế thoát khỏi khổ đau và vòng luân hồi của sống, chết và tái sinh.
3. Bát Chánh Đạo, có nghĩa là

Chánh kiến
Chánh tư duy
Chánh ngữ
Chánh nghiệp
Chánh mạng
Chánh tinh tấn
Chánh niệm
Chánh định

Hầu hết các tôn giáo, hoặc lối sống, đều có những nhánh khác nhau. Giống như Kitô giáo bao gồm một nhóm các nhánh khác nhau từ Hội tín hữu Plymouth đến đức tin Công giáo. Trường phái Phật giáo cũng được chia thành hai nhánh – đó là Hinayana, có nghĩa là Con đường hẹp hay Tiểu thừa và Mahayana, có nghĩa là Con đường lớn hay Đại Thừa. Nhánh đầu tiên khá khắc khổ và có tầm nhìn hẹp hơn, nó liên quan đến những nỗ lực để đạt được những thành tựu cá nhân thông qua sự ẩn dật và khổ hạnh. Đây thực sự là một lối sống nghiêm khắc.
Nhánh còn lại, Đại thừa hay Mahayana, tuân theo những giáo huấn của Đức Phật Thích Ca, và coi Ngài như một hoá thân siêu phàm.
Người ta có thể nói rằng nhánh này đòi hỏi nỗ lực cá nhân, trong khi nhánh kia đòi hỏi người tu phải phấn đấu và nỗ lực rập khuôn không sai chút nào so với người làm gương.

Frequently people refer to Buddhism as a religion. Actually, it would be far more correct to say it is a Way of Life, a code of living, a manner of passing our time upon this Earth, so that we shall hurt none and advance our own spiritual progress in the quickest time with the least effort.
Here are various things which one must do, and various things which one must not do. The Buddhists refer to them as The Four Noble Truths :
1. There is suffering and there is a cause for that suffering. Suffering can be overcome, and then there is a way of peace.
2. Nirvana. Mind and matter are in a state of constant change. The mind causes the spirit to bog down as if stuck in clay. Withdraw the mind, and then one attains to Nirvana and so becomes free from suffering and the cycle of continual rebirth, living, dying, and being reborn.
3. The Eightfold Path, which means —
Correct views.
Correct aspirations.
Correct speech.
Correct conduct.
Correct methods of livelihood.
Correct effort.
Correct thoughts.
Correct contemplation.
As in most religions, or ways of life, there are different branches. Just as the Christian Religion has a whole horde of different branches from the Plymouth Brethren to the Roman Catholic faith, so does the Buddhist school branch into two — they are The Hinayana, which means the Narrow Way, and The Mahayana, which means the Great Way. The former is rather austere, it has a narrow outlook, it relates to the achievement of personal sanctity through seclusion and asceticism. This is indeed a rigorous living.
The latter, Mahayana, prefers to follow the precepts of Gautama Buddha as a divine incarnation.
One might say that one of these calls upon a person to progress by his own efforts, while the other says that you can only work and progress by following the precise and undeviating example of another.


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

Đăng ký hướng dẫn Thiền cơ bản

Loading...
Logo-vmc
TRUNG TÂM THIỀN ĐỊNH:
- Số 116 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Chị Khánh:  

‎0981956875

Chị Thủy:  

‎0981956820

Facebook:

facebook.com/congdongthienVietNam

TIN TỨC NỔI BẬT

© 2024 Copyright by IT AUM