Loading...
Cộng đồng thiền Việt Nam

Chi hội phát triển cộng đồng thiền Việt Nam

Cộng đồng thiền Việt Nam

image-alt-text

Chương I – Con mắt thứ 3 – Losang Rampa

Chương I – Con mắt thứ 3 – Losang Rampa

21:05 12/09/2020

Con mắt thứ ba

Nguyên tác: The Third Eye

Tác giả: Tuesday Lobsang Rampa

Bản dịch cuốn The Third Eye

Tiền thân của Cộng đồng thiền Việt Nam – Gia đình EmilGroup – lần đầu được biết đến tác giả Tuesday Lobsang Rampa qua cuốn Tây Tạng Huyền Bí của dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt – một cái tên đã rất quen thuộc với đông đảo bạn đọc nói chung, và gia đình Emil Group chúng tôi nói riêng qua rất nhiều bản dịch các tác phẩm khác nhau, như Á Châu Huyền Bí, Đường Đạo Trong Kỷ Nguyên Mới, Chân sư và Thánh đạo,… Cuốn sách đã hoàn toàn thu hút chúng tôi, vì vậy, chúng tôi đã tìm kiếm và thu thập đầy đủ 19 cuốn sách của tác giả, nhưng trong đó mới có duy nhất cuốn The Third Eye đã được lược dịch ra tiếng Việt.

Từ lòng ngưỡng mộ những tri thức mà Đức Lạt ma-y sĩ Lobsang Rampa đã truyền tải qua bộ sách và với sự kính trọng sâu sắc, chúng tôi đã bắt tay vào nghiên cứu các cuốn sách của ông và bắt đầu dịch một vài cuốn, mong muốn được giới thiệu, chia sẻ đến với mọi người. Đó là những nội dung có giá trị tâm linh cao, những lời chỉ bảo cho lớp người đi sau không ngừng tu dưỡng, nâng cao những phẩm chất tốt đẹp, lấy mục tiêu phụng sự nhân loại làm đầu.

Trong bản dịch cuốn Con Mắt Thứ Ba này, chúng tôi đã sử dụng bản dịch Tây Tạng Huyền Bí của dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt và bổ sung một số nội dung, hiệu đính cho sát với bản gốc mà ông đã lược qua hoặc không dịch, với mục đích có được một bản dịch đầy đủ tương ứng với bản gốc tiếng Anh của tác giả. Để quý vị bạn đọc tiện theo dõi, chúng tôi xin tóm tắt một số điểm hiệu đính chính như sau:

  • Tên cuốn sách, chúng tôi lấy tên Con Mắt Thứ Ba cho sát nghĩa với tên cuốn sách trong tiếng Anh The Third Eye thay vì Tây Tạng huyền bí như dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt đã sử dụng.
  • Bổ sung giới thiệu tóm tắt về tác giả T.Lobsang Rampa và tóm lược nội dụng những cuốn sách của ông.
  • Bổ sung Lời nhà Xuất bản, Lời tựa của tác giả.
  • Bổ sung hai chương:

Chương XII: Thảo dược và những cánh diều.

Chương XV: Miền bắc và những người tuyết bí ẩn

  • Tách hai chương:

Chương X: Tín ngưỡng và Sinh hoạt, và Chương XI: Trở thành tu sĩ

Chương XVII: Một cuộc điểm đạo, và Chương XVIII: Tây Tạng – Chào tạm biệt.

  • Bổ sung một số đoạn chưa dịch căn cứ theo bản gốc.

Chúng tôi đã cố gắng trình bày nội dung và theo sát nghĩa bản gốc tiếng Anh, tuy nhiên chúng tôi biết vẫn còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy, rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để các bản hiệu đính về sau sẽ tốt hơn, cũng như rút kinh nghiệm cho các cuốn tiếp theo.

Tổng hợp bởi Emil Group – VMC

Nguồn: http://www.lobsangrampa.org

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

PUBLISHERS’ FOREWORD

Tự truyện của một vị Lạt Ma Tây Tạng là một cuốn sách ghi lại những trải nghiệm độc đáo, và  đương nhiên rất khó để chứng thực. Để nỗ lực xác minh những điều Tác giả tuyên bố, Nhà Xuất Bản đã gửi bản thảo tới gần hai mươi độc giả là những chuyên gia tinh thông và có trải nghiệm, một số người còn có những tri thức đặc biệt về chủ đề này. Ý kiến của họ mâu thuẫn đến mức trái ngược nhau. Một số người đặt nghi vấn về phần này hay phần khác trong cuốn sách, trong khi vài chuyên gia khác lại chấp nhận không chút nghi ngờ về những điều mà người khác cho là cần xem xét. Dù sao thì những người làm công tác xuất bản chúng tôi cũng tự hỏi rằng có chuyên gia nào đã trải qua quá trình đào tạo của một Lạt Ma Tây Tạng đạt tới hình thái phát triển cao nhất của nó không? Có ai đó đã lớn lên trong một gia đình Tây Tạng không?

The autobiography of a Tibetan lama is a unique record of experience and, as such, inevitably hard to corroborate. In an attempt to obtain confirmation of the Author’s statements the Publishers submitted the MS. to nearly twenty readers, all persons of intelligence and experience, some with special knowledge of the subject. Their opinions were so contradictory that no positive result emerged. Some questioned the accuracy of one section, some of another; what was doubted by one expert was accepted unquestioningly by another. Anyway, the Publishers asked themselves, was there any expert who had undergone the training of a Tibetan lama in its most developed forms? Was there one who had been brought up in a Tibetan family?

Tác giả Lobsang Rampa đã cung cấp tài liệu chứng minh rằng ông có bằng y khoa của Đại học Trùng Khánh, và trong các văn bằng đó ông được mô tả là một vị Lạt Ma của tu viện Potala ở Lhasa. Nhiều cuộc trò chuyện cá nhân của chúng tôi với ông đã chứng minh ông là một người có quyền năng và tri thức khác thường. Về cuộc sống cá nhân của mình, ông thể hiện sự dè dặt đôi khi khó hiểu;  nhưng mọi người đều có quyền riêng tư và Lobsang Rampa có thái độ như vậy có lẽ để che giấu sự an toàn cho gia đình ông vẫn đang sống ở mảnh đất Tây Tạng hiện đang do Trung Quốc quản lý. Thật vậy, một số chi tiết, chẳng hạn như vị trí thực của cha ông ở Tây Tạng, đã được cố tình ngụy trang vì mục đích này.

Lobsang Rampa has provided documentary evidence that he holds medical degrees of the University of Chungking and in those documents he is described as a Lama of the Potala Monastery of Lhasa. The many personal conversations we have had with him have proved him to be a man of unusual powers and attainments. Regarding many aspects of his personal life he has shown a reticence that was sometimes baffling; but everyone has a right to privacy and Lobsang Rampa maintains that some concealment is imposed on him for the safety of his family in Communist occupied Tibet. Indeed, certain details, such as his father’s real position in the Tibetan hierarchy, have been intentionally disguised for this purpose.

Vì những lý do này Tác giả buộc phải nhận và đã tự nguyện nhận trách nhiệm duy nhất về những về những gì ông viết trong cuốn sách. Ta có thể cảm thấy rằng đâu đó ông đã giành được sự tin tưởng của người phương Tây, dù cái nhìn của người phương Tây về vấn đề cuốn sách nói tới rất khó để khẳng định. Không ít nhà xuất bản tin tưởng rằng cuốn sách Con Mắt Thứ Ba này đích thực là cách giáo dục và đào tạo một cậu bé Tây Tạng trong gia đình và ở một tu viện. Chính với tinh thần này mà chúng tôi xuất bản cuốn sách. Chúng tôi tin rằng, bất cứ người nào không phải chúng tôi ít nhất cũng sẽ đồng ý rằng tác giả được trời phú cho một kỹ năng tường thuật đặc biệt, tài năng gợi cảnh và những nét đặc sắc của sự hấp dẫn và thích thú khác thường.

For these reasons the Author must bear and willingly bears a sole responsibility for the statements made in his book. We may feel that here and there he exceeds the bounds of Western credulity, though Western views on the subject here dealt with can hardly be decisive. None the less the Publishers believe that the Third Eye is in its essence an authentic account of the upbringing and training of a Tibetan boy in his family and in a lamasery. It is in this spirit that we are publishing the book. Anyone who differs from us will, we believe, at least agree that the author is endowed to an exceptional degree with narrative skill and the power to evoke scenes and characters of absorbing and unique interest.

LỜI TỰA CỦA TÁC GIẢ

AUTHOR’S PREFACE

Tôi là một người Tây Tạng. Một trong số ít người đến được với thế giới phương Tây mới lạ này. Vì tôi chưa bao giờ được học tiếng Anh một cách chính thức nên cấu trúc câu và ngữ pháp trong cuốn sách này còn cần phải học hỏi nhiều. “Trường học tiếng Anh” của tôi là một trại tù của Nhật Bản, nơi mà tôi đã học tốt nhất có thể từ những nữ bệnh nhân-tù nhân người Anh và người Mỹ, còn kỹ năng viết được học bằng phương pháp “thử-sai”.

Giờ đây đất nước thân yêu của tôi đang bị Trung Quốc xâm lược như đã được tiên đoán. Vì lý do này tôi phải giấu tên thật của mình và bạn bè. Là người đã làm nhiều việc để chống lại những kẻ xấu xa, tôi hiểu rằng những người bạn của tôi đang sống trong các nước đó sẽ bị liên luỵ nếu danh tính của tôi bị phát hiện. Vì đã từng ở trong tay bọn chúng, cũng như Nhật Bản, bản thân tôi đã có những trải nghiệm về những gì đòn tra tấn có thể làm, nhưng cuốn sách này không phải viết để nói về điều đó, mà nó viết về một đất nước yêu chuộng hòa bình nhưng đã bị hiểu lầm và bị bóp méo sự thật quá lâu.

I am a Tibetan. One of the few who have reached this strange Western world. The construction and grammar of this book leave much to be desired, but I have never had a formal lesson in the English language. My “School of English” was a Japanese prison camp, where I learned the language as best I could from English and American women prisoner patients. Writing in English was learned by “trial and error”. Now my beloved country is invaded—as predicted—by Communist hordes. For this reason only I have disguised my true name and that of my friends. Having done so much against Communism, I know that my friends in Communist countries will suffer if my identity can be traced. As I have been in Communist, as well as Japanese hands, I know from personal experience what torture can do, but it is not about torture that this book is written, but about a peace-loving country which has been so misunderstood and greatly misrepresented for so long.

Tôi được biết rằng một số điều tôi viết trong cuốn sách bị cho là không thể tin được. Đó là quyền của độc giả, nhưng Tây Tạng là một đất nước bí ẩn đối với phần còn lại của thế giới. Có những người nước ngoài viết một cách chế nhạo khinh miệt là “dân tộc cưỡi rùa biển”. Nhưng nhiều người đã nhìn thấy cá “hóa thạch nguyên vẹn như sống”. Sau này người ta mới phát hiện ra và lấy một mẫu vật bảo quản lạnh chở bằng máy bay sang Mỹ để nghiên cứu. Những người này đã không được ai tin. Nhưng cuối cùng họ đã được chứng minh là sự thật và đúng đắn. Những điều tôi làm cũng sẽ như vậy.

Some of my statements, so I am told, may not be believed. That is your privilege, but Tibet is a country unknown to the rest of the world. The man who wrote, of another country, that “the people rode on turtles in the sea” was laughed to scorn. So were those who had seen “living-fossil” fish. Yet the latter have recently been discovered and a specimen taken in a refrigerated airplane to the U.S.A. for study. These men were disbelieved. They were eventually proved to be truthful and accurate. So will I be.

  1. LOBSANG RAMPA

Written in the Year of the Wood Sheep.

CHƯƠNG I. THỜI THƠ ẤU

CHAPTER ONE:

EARLY DAYS AT HOME

A ha! Aha! Đã lên tới bốn tuổi rồi mà không ngồi vững trên lưng ngựa! Mi sẽ không bao giờ trở nên một người hùng! Rồi đây cha mi sẽ nói sao?

Vừa nói xong, ông Tzu thẳng tay quất vào mông con ngựa một ngọn roi da, đầu ngọn roi cũng đét luôn cả vào người kỵ mã bất đắc dĩ, và nhổ luôn một bãi nước bọt xuống đất một cách khinh bỉ.

“Oe. Oe. Four years old and can’t stay on a horse! You’ll never make a man! What will your noble father say?” With this, Old Tzu gave the pony—and luckless rider—a hearty thwack across the hindquarters, and spat in the dust.

Những nóc nhọn và mái bầu bịt vàng của điện Potala chói sáng dưới ánh mặt trời nóng gắt. Gần bên chúng tôi, hồ sen trong vắt của ngôi Đền Rắn gợn sóng lăn tăn. Đằng xa, trên đường mòn gồ ghề đá sạn, những khách lữ hành vừa rời khỏi thủ đô Lhassa cố gắng thúc giục những con Yak (giống bò Tây Tạng) đi mau hơn, với những tiếng kêu inh ỏi. Từ những đồng cỏ xanh ở kế cận, vọng đến tai tôi những tiếng kèn khổng lồ do những sư sãi nhạc công thực tập thổi kèn ở một nơi vắng vẻ.

Nhưng tôi không có thời giờ để ngắm nhìn những cảnh vật vẫn từng diễn ra hằng ngày mà tôi đã quen mắt nhàm tai. Công việc của tôi trong hiện tại, ôi một công việc khó nhọc thay là ngồi vững trên lưng con lừa nhỏ bất kham của tôi. Nhưng con lừa Nakkim lại có những ý nghĩ khác. Nó muốn tách khỏi người kỵ mã tí hon của nó, để có tự do ăn cỏ, nằm lăn trên đất và chơi một mình.

The golden roofs and domes of the Potala gleamed in the brilliant sunshine. Closer, the blue waters of the Serpent Temple lake rippled to mark the passing of the water-fowl. From farther along the stony track came the shouts and cries of men urging on the slow-moving yaks just setting out from Lhasa. From near by came the chest-shaking “bmmn, bmmn, bmmn” of the deep bass trumpets as monk musicians practiced in the fields away from the crowds.

But I had no time for such everyday, commonplace things. Mine was the serious task of staying on my very reluctant pony. Nakkim had other things in mind. He wanted to be free of his rider, free to graze, and roll and kick his feet in the air.

Ông Tzu là một ông thầy rất khó chịu. Suốt đời, ông luôn luôn nghiêm khắc và khó tánh; Hiện tại, trong vai trò võ sư quyền thuật và huấn luyện viên kỵ mã cho một đứa trẻ lên bốn tuổi, ông thường tỏ ra bất mãn và nổi nóng hơn là kiên nhẫn. Xuất thân từ vùng Kham, ở miền Đông xứ Tây Tạng, ông được chọn lựa cùng với vài người khác nhờ bởi vóc vạc cao lớn và lực lưỡng, còn nhiều người có vóc cao hơn hai thước thì được tuyển dụng làm những sư sãi cảnh binh trong các tu viện. Họ mặc áo dài và độn vai rất cao để cho có vẻ to lớn, lấy lọ bôi mặt để cho có vẻ hung tợn, và xử dụng những cây gậy to và dài để trừng phạt những kẻ bất hảo.

Old Tzu was a grim and forbidding taskmaster. All his life he had been stern and hard, and now as guardian and riding instructor to a small boy of four, his patience often gave way under the strain. One of the men of Kham, he, with others, had been picked for his size and strength. Nearly seven feet tall he was, and broad with it. Heavily padded shoulders increased his apparent breadth. In eastern Tibet there is a district where the men are unusually tall and strong. Many were over seven feet tall, and these men were picked to act as police monks in all the lamaseries. They padded their shoulders to increase their apparent size, blackened their faces to look more fierce, and carried long staves which they were prompt to use on any luckless malefactor.

Ông Tzu là một vị sư sãi cảnh binh, kiêm chức võ sư dạy quyền thuật và môn cưỡi ngựa cho một thiếu nhi con nhà quý tộc!

Không thể đi đứng được lâu vì bị tật ở chân, ông ta chỉ di chuyển bằng cách đi ngựa. Năm 1904, quân Anh dưới quyền chỉ huy của đại tá Younghusband, đã xâm lăng xứ Tây Tạng và gây nên nhiều sự tàn phá, thiệt hại. Chắc hẳn là họ nghĩ rằng phương tiện tốt nhất để thu phục được tình thân hữu của Tây Tạng là bắn phá nhà cửa, làng mạc và giết hại dân tộc của xứ ấy. Trong cuộc phòng thủ diệt địch, ông Tzu đã bị đạn bắn vẹt mất một phần xương háng bên trái khi ông chiến đấu ngoài mặt trận.

Tzu had been a police monk, but now he was dry-nurse to a princeling! He was too badly crippled to do much walking, and so all his journeys were made on horseback. In 1904 the British, under Colonel Younghusband, invaded Tibet and caused much damage. Apparently they thought the easiest method of ensuring our friendship was to shell our buildings and kill our people. Tzu had been one of the defenders, and in the action he had part of his left hip blown away.

Cha tôi là một trong những viên chức có quyền thề nhất trong Chánh phủ. Người thuộc dòng quý tộc và có thế lực rất mạnh trong việc quốc chính. Cha tôi cao gần tới hai thước, và có một sức mạnh phi thường. Hồi còn thanh niên người đã có lần ra sức giở hỏng một con lừa khỏi mặt đất; người là một trong những người Tây Tạng có thể chiến thắng những thổ dân vùng Kham trong những cuộc so tài về môn đô vật.

Hầu hết người Tây Tạng có tóc đen và mắt nâu sẫm. Cha tôi là một ngoại lệ, tóc ông màu nâu hạt dẻ, và mắt ông màu xám. Ông thường có những cơn giận dữ đột ngột mà chúng tôi không biết lý do.

My father was one of the leading men in the Tibetan Government. His family, and that of mother, came within the upper ten families, and so between them my parents had considerable influence in the affairs of the country. Later I will give more details of our form of government.

Father was a large man, bulky, and nearly six feet tall. His strength was something to boast about. In his youth he could lift a pony off the ground, and he was one of the few who could wrestle with the men of Kham and come off best.

Most Tibetans have black hair and dark brown eyes. Father was one of the exceptions, his hair was chestnut brown, and his eyes were grey. Often he would give way to sudden bursts of anger for no reason that we could see.

Xứ Tây Tạng đã trải qua một thời kỳ loạn ly. Năm 1904 khi quân đội Anh xâm lăng lãnh thổ Tây Tạng, vị Quốc vương xứ này là Đức Đạt Lai Lạt Ma sang tị nạn bên xứ Mông Cổ, giao quyền nhiếp chính lại cho cha tôi và cùng với những viên chức trong nội các trong khi Ngài vắng mặt. Năm 1909, Ngài trở về nước sau một thời gian sống tại Bắc Kinh. Năm 1910, quân Trung Hoa, được khích lệ tinh thần bởi cuộc xâm lăng thành công trước đây của quân đội Anh, bèn đem quân tấn công thủ đô Lhassa. Một lần nữa đức Đạt Lai Lạt Ma lại lưu vong tị nạn nhưng lần này ngài sang Ấn Độ. Năm 1911, trong cuộc cách mạng Trung Hoa, quân Tàu bị đánh bật ra thủ đô Lhassa, sau khi đã gây nhiều cảnh giết chóc tang thương đối với dân chúng Tây Tạng.

We did not see a great deal of father. Tibet had been having troublesome times. The British had invaded us in 1904, and the Dalai Lama had fled to Mongolia, leaving my father and others of the Cabinet to rule in his absence. In 1909 the Dalai Lama returned to Lhasa after having been to Peking. In 1910 the Chinese, encouraged by the success of the British invasion, stormed Lhasa. The Dalai Lama again retreated, this time to India. The Chinese were driven from Lhasa in 1911 during the time of the Chinese Revolution, but not before they had committed fearful crimes against our people.

Năm 1912, đức Đạt Lai Lạt Ma trở vể thủ đô Tây Tạng. Trong khi ngài vắng mặt, suốt thời kỳ vô cùng khó khăn ở quốc nội, cha tôi đã cùng với các quan chức đồng liêu trong nội các đảm đương trọng trách của Chánh Phủ. Mẹ tôi thường nói rằng trách nhiệm nặng nề đó đã làm cho cha tôi giảm thọ rất nhiều. Một điều chắc chắn là người không có thời giờ săn sóc con cái và người không hề có dịp biểu lộ tình phụ tử đậm đà đối với chúng tôi. Dường như tôi có cái khả năng đặc biệt là hay làm cho cha tôi nóng giận nên ông Tzu, bản tính vốn đã khắc nghiệt, lại được cha tôi giao phó trách nhiệm là buộc tôi phải vâng lời tuyệt đối, bằng lời êm dịu hay “Bằng roi vọt nếu cần.”

In 1912 the Dalai Lama again returned to Lhasa. During the whole time he was absent, in those most difficult days, father and the others of the Cabinet, had the full responsibility of ruling Tibet. Mother used to say that father’s temper was never the same after. Certainly he had no time for us children, and we at no time had fatherly affection from him. I, in particular, seemed to arouse his ire, and I was left to the scant mercies of Tzu “to make or break”, as father said.

Ông Tzu lại coi việc cưỡi ngựa dở của tôi như là một sự sỉ nhục cho vai trò huấn luyện viên của ông ta. Ở Tây Tạng, trẻ con trong các gia đình quý tộc tập cưỡi ngựa trước khi tập đi! Làm một người kỵ mã giỏi là một điều tối cần thiết trong một xứ núi non không có phương tiện giao thông, một xứ mà mọi sự di chuyển đều là bằng cách đi bộ hay cưỡi ngựa. Con nhà quý phái tập cưỡi ngựa hàng giờ hàng phút mỗi ngày. Khi họ đã tập luyện tinh nhục đến mức tuyệt luân, họ có thể đứng vững trên yên ngựa đang phi nước đại, và bắn cung hay bắn súng vào các mục tiêu di động.

Đôi khi từng đoàn kỵ mã đã tập luyện thuần thục phi nước đại trong những cánh đồng, và trong khi sãi ngựa như bay, họ đổi ngựa với nhau bằng cách nhảy từ yên ngựa này sang yên ngựa khác. Trong khi đó, năm lên bốn tuổi, tôi lại thấy rất khó để ngồi vững trên yên ngựa.

My poor performance on a pony was taken as a personal insult by Tzu. In Tibet small boys of the upper class are taught to ride almost before they can walk. Skill on a horse is essential in a country where there is no wheeled traffic, where all journeys have to be done on foot or on horseback. Tibetan nobles practice horsemanship hour after hour, day after day. They can stand on the narrow wooden saddle of a galloping horse, and shoot first with a rifle at a moving target, then change to bow and arrow. Sometimes skilled riders will gallop across the plains in formation, and change horses by jumping from saddle to saddle. I, at four years of age, found it difficult to stay in one saddle!

Con lừa của tôi, Nakkim, có bộ lông bờm xờm, và có cái đuôi dài. Cái đầu hẹp của nó rất thông minh. Nó biết vô số cách lạ lùng để hất ngã kẻ thiếu tự tin cưỡi nó. Một trò đùa tai quái ưa thích của nó là chạy một đoạn ngắn, sau đó đột ngột dừng lại và chúi đầu xuống. Khi tôi trượt về trước lên cổ và rồi lên đầu nó, nó mới hất lên bất thình lình để tôi bị lộn nhào trước khi rơi xuống đất. Sau đó nó đứng nhìn tôi với vẻ hài lòng và thoả mãn.

Người Tây Tạng không bao giờ cưỡi lừa phi nước đại; những con lừa thì nhỏ bé và những người cưỡi trông rất kỳ cục trên một con lừa phi nước đại. Hầu hết thời gian đều bước đi nhẹ nhàng thong thả đủ nhanh, chỉ đi nước kiệu trong những bài luyện tập.

My pony, Nakkim, was shaggy, and had a long tail. His narrow head was intelligent. He knew an astonishing number of ways in which to unseat an unsure rider. A favourite trick of his was to have a short run forward, then stop dead and lower his head. As I slid helplessly forward over his neck and on to his head he would raise it with a jerk so that I turned a complete somersault before hitting the ground. Then he would stand and look at me with smug complacency.

Tibetans never ride at a trot; the ponies are small and riders look ridiculous on a trotting pony. Most times a gentle amble is fast enough, with the gallop kept for exercise.

Xứ Tây Tạng là một nước sùng thượng thần quyền. Sự “Tiến bộ” của thế giới bên ngoài không làm cho dân tộc xứ ấy ham thích. Người Tây Tạng chỉ muốn tự do thiền định suy tư và vượt qua những giới hạn của thể xác. Từ lâu, những nhà hiền triết của xứ này vẫn từng biết rằng những tài nguyên phong phú của xứ Tây Tạng khêu gợi lòng tham của các nước Tây Phương, và họ biết rằng khi nào người ngoại bang đến xứ này là sẽ không có hòa bình. Giờ đây sự xâm lăng của Công sản ở Tây Tạng đã chứng minh điều đó là đúng.

Tibet was a theocratic country. We had no desire for the “progress” of the outside world. We wanted only to be able to meditate and to overcome the limitations of the flesh. Our Wise Men had long realized that the West had coveted the riches of Tibet, and knew that when the foreigners came in, peace went out. Now the arrival of the Communists in Tibet has proved that to be correct.

Nhà tôi ở tại khu Lingkhor, một khu vực sang trọng của thủ đô Lhassa, ở bên đường lộ bao quanh đường phố, và ở dưới bóng mát của điện Potala. Chung quanh Lhassa có ba đường vòng đồng tâm, con đường ở vòng ngoài, cũng gọi là đường Ling Khor là con đường quen thuộc của khách hành hương.

Cũng như tất cả các ngôi nhà khác ở Lhassa, vào lúc tôi mới sinh, nhà tôi chỉ có hai tầng ở phía day mặt ra đường lộ. Mọi người đều bị tuyệt đối cấm ngặt không được cất nhà nhiều tầng và vượt quá chiều cao đó, vì không ai được phép từ trên cao nhìn xuống Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng vì lệnh cấm này thật ra chỉ áp dụng mỗi năm có một lần vào dịp rước lễ hằng năm, nên nhiều người dân Tây Tạng cất trên nóc bằng của nhà họ thêm một tầng nữa bằng cây ván có thể tháo gỡ được dễ dàng, mà họ có thể sử dụng mỗi năm trong mười một tháng.

My home was in Lhasa, in the fashionable district of Lingkhor, at the side of the ring road which goes all round Lhasa, and in the shadow of the Peak. There are three circles of roads, and the outer road, Lingkhor, is much used by pilgrims. Like all houses in Lhasa, at the time I was born ours was two stories high at the side facing the road. No one must look down on the Dalai Lama, so the limit is two stories. As the height ban really applies only to one procession a year, many houses have an easily dismantled wooden structure on their flat roofs for eleven months or so.

Nhà tôi ở là một ngôi kiến trúc cổ bằng đá, hình vuông, xây trên một khu đất rộng và bao quanh một cái sân giữa. Gia súc được nuôi ở tầng trệt, còn chúng tôi sống ở tầng trên. Chúng tôi may mắn có cầu thang với những bậc bằng đá dẫn từ tầng trệt đi lên; hầu hết các nhà ở Tây Tạng đều có một cái thang hoặc trong những nhà tranh của nông dân, đều có một cái cột mà người ta dùng để thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Nó rất trơn, khi sử dụng, những người nông dân xoa tay bằng bơ con yak rồi bám vào cột và nhanh chóng trượt xuống tầng dưới.

Năm 1910, trong cuộc xâm lăng của quân Trung Hoa, nhà tôi bị tàn phá hết một phần, nhất là những vách tường phía trong. Về sau, cha tôi đã cho xây cất lại bốn tầng lầu. Vì những tầng lầu này không day ra ngoài đường cái, tức con đường Ling Khor, nên chúng tôi không thể từ trên cao nhìn xuống đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuộc rước lễ hằng năm, thành thử không ai phàn nàn hay phản đối.

Our house was of stone and had been built for many years. It was in the form of a hollow square, with a large internal courtyard. Our animals used to live on the ground floor, and we lived upstairs. We were fortunate in having a flight of stone steps leading from the ground; most Tibetan houses have a ladder or, in the peasants’ cottages, a notched pole which one uses at dire risk to one’s shins. These notched poles became very slippery indeed with use, hands covered with yak butter transferred it to the pole and the peasant who forgot, made a rapid descent to the floor below.

In 1910, during the Chinese invasion, our house had been partly wrecked and the inner wall of the building was demolished. Father had it rebuilt four stories high. It did not overlook the Ring, and we could not look over the head of the Dalai Lama when in procession, so there were no complaints.

Cánh cửa lớn trổ ra cái sân giữa rất kiên cố và trở nên xám xịt với thời gian. Quân Tàu không chọc thủng nổi cánh cửa dày và chắc nịch này nên chúng đã triệt hạ một góc tường để lọt vào nhà.

Từ một văn phòng đặt ngay trên cái cửa này, người quản gia quan sát những kẻ ra vào. Ông ta có quyền thâu dụng hoặc sa thải những kẻ nô bọc, và chăm lo chu đáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà. Khi những tiếng kèn trong những tu viện đón chào bóng hoàng hôn, đánh dấu một ngày sắp tàn, thì những kẻ hành khất của thủ đô Lhassa tề tựu đến trước cánh cửa sổ của vị quản gia để nhận lãnh những phần ăn của họ trong chiều hôm đó. Theo tục lệ đó, tất cả những nhà danh giá quý tộc bố thí cho kẻ nghèo ở trong vùng họ ở. Những kẻ tù phạm bị xiềng xích cũng thường đến xin ăn vì khám đường rất hiếm nên họ đi rảo khắp các nẻo đường để xin của bố thí.

The gate which gave entrance to our central courtyard was heavy and black with age. The Chinese invaders has not been able to force its solid wooden beams, so they had broken down a wall instead. Just above this entrance was the office of the steward. He could see all who entered or left. He engaged—and dismissed—staff and saw that the household was run efficiently. Here, at his window, as the sunset trumpets blared from the monasteries, came the beggars of Lhasa to receive a meal to sustain them through the darkness of the night. All the leading nobles made provision for the poor of their district. Often chained convicts would come, for there are few prisons in Tibet, and the convicted wandered the streets and begged for their food.

Ở Tây Tạng, những kẻ tu phạm giới không bị khinh khi hay đối xử tàn tệ như những kẻ hạ cấp. Người ta biết rằng phần nhiều trong thành phần của họ có lẽ ở vào tình trạng của những người tù phạm kia nếu họ bị bắt quả tang, vậy nên những kẻ phạm pháp ít may mắn hơn được đối xử một cách tương đối dễ chịu.

Có hai vị sư trụ trong các phòng phía tay phòng của vị quản gia; đó là các vị tư tế có phận sự cầu nguyện Trời Phật gia hộ cho gia đình chúng tôi. Những gia đình quý tộc bậc trung hay bậc thấp hơn chỉ có một vị tư tế trong nhà; cấp đẳng xã hội của gia đình tôi bắt buộc phải có hai vị. Các vị tư tế này không được hỏi ý kiến trước mỗi biến cố hay quyết định quan trọng, và họ có bổn phận cầu nguyện các đấng Thiêng Liêng che chở và ban ân huệ cho gia đình chúng tôi. Ba năm một lần, họ lại trở về tu viện của mình, và những vị sự khác đến thay thế.

In Tibet convicts are not scorned or looked upon as pariahs. We realized that most of us would be convicts—if we were found out—so those who were unfortunate were treated reasonably.

Two monks lived in rooms to the right of the steward; these were the household priests who prayed daily for divine approval of our activities. The lesser nobles had one priest, but our position demanded two. Before any event of note, these priests were consulted and asked to offer prayers for the favour of the gods. Every three years the priests returned to the lamaseries and were replaced by others.

Mỗi chái ở hai bên hông nhà là một đền thờ nhỏ, trong đó những ngọn đèn thắp bằng bơ cháy sáng ngày cũng như đêm trên một bàn thờ bằng gỗ chạm. Trên bàn thờ, bảy chén nước Thánh được lau chùi sạch bóng và được thay nước mới nhiều lần trong ngày.

Các vị tư tế được ăn uống đầy đủ, dùng thức ăn như người trong gia đình để những lời cầu nguyện của họ được sốt sắng hơn và để thần thánh biết rằng họ được biệt đãi.

Ở bên trái phòng vị quản gia, là phòng của vị cố vấn luật pháp, vị này có phận sự xem xét cách giữ gìn nhà cửa của gia đình tôi cho đúng theo nghi thức của nhà quyền quí. Người Tây Tạng rất tôn trọng luật lệ, và để làm gương cho dân chúng, cha tôi phải xử thế như một công dân gương mẫu.

In each wing of our house there was a chapel. Always the butter-lamps were kept burning before the carved wooden altar. The seven bowls of holy water were cleaned and replenished several times a day. They had to be clean, as the gods might want to come and drink from them. The priests were well fed, eating the same food as the family, so that they could pray better and tell the gods that our food was good.

To the left of the steward lived the legal expert, whose job it was to see that the household was conducted in a proper and legal manner. Tibetans are very law-abiding, and father had to be an outstanding example in observing the law.

Anh tôi, Paljor, chị tôi, Yasodhara và tôi cùng ở tại phần mới xây cất của ngôi nhà, nằm một bên của cái sân tách biệt khỏi con đường. Phía bên trái, chúng tôi có một đền thờ nhỏ, phía bên phải là lớp học mà con cái của gia nô cũng học ở đó. Bài học của chúng tôi dài và gồm nhiều loại khác nhau. Paljor không sống được lâu vì không đủ sức khỏe để chấp nhận cuộc sống khắc khổ dành cho mọi đứa trẻ con nhà quý tộc. Anh tôi qua đời trước khi lên bảy tuổi. Khi ấy Yaso lên sáu và tôi mới lên bốn. Tôi vẫn còn hình dung anh tôi, chỉ còn là một cái xác không hồn, ngày mà những Âm Công đến lượm xác anh tôi để làm lễ “điểu táng” tức là chặt từng mảnh quăng cho kên kên ăn theo phong tục bổn xứ.

We children, brother Paljör, sister Yasodhara, and I, lived in the new block, at the side of the square remote from the road. To our left we had a chapel, to the right was the schoolroom which the children of the servants also attended. Our lessons were long and varied. Paljör did not inhabit the body long. He was weakly and unfit for the hard life to which we both were subjected. Before he was seven he left us and returned to the Land of Many Temples. Yaso was six when he passed over, and I was four. I still remember when they came for him as he lay, an empty husk, and how the Men of the Death carried him away to be broken up and fed to the scavenger birds according to custom.

Khi tôi trở thành người con trai kế nghiệp của gia đình, thì sự giáo dục của tôi được săn sóc chu đáo. Năm tôi lên bốn tuổi, tôi hãy còn là một kỵ mã quá dở! Cha tôi vốn dĩ đã là một người rất nghiêm khắc, nay với tư cách là một chức sắc của giáo hội, bèn đặt tôi vào một thứ kỷ luật sắt để làm gương cho sự giáo dục của những đứa trẻ khác.

Ở xứ Tây Tạng, một đứa trẻ thuộc giai cấp càng cao thì sự giáo dục của nó lại càng nghiêm khắc. Và nhà quý tộc đã bắt đầu chủ trương một kỷ luật ít khắc khổ hơn cho sự giáo dục thiếu nhi, nhưng cha tôi không đồng ý, viện lẽ rằng những đứa trẻ nghèo hèn không hy vọng có một đời sống tiện nghi sung sướng hơn trong tương lai, cần phải được đối xử một cách dịu dàng tử tế khi chúng còn nhỏ. Trái lại, những đứa trẻ con nhà quý tộc, được thụ hưởng mọi thứ tiện nghi sung sướng khi đến tuổi trưởng thành, nên cần phải được giáo dục trong sự khắc khổ tối đa khi chúng tôi còn nhỏ, để nhờ sự kinh nghiệm trong đau khổ mà chúng mới biết thương người về sau này. Đó cũng là quan điểm chánh thức của Chính phủ Tây Tạng. Chánh sách đó rất tai hại đối với những đứa trẻ có thể chất yếu đuối, nhưng còn những đứa nào vượt qua được mà không chết thì sẽ có thể đương đầu với bất cứ một nghịch cảnh nào?

Now Heir to the Family, my training was intensified. I was four years of age and a very indifferent horseman. Father was indeed a strict man and as a Prince of the Church he saw to it that his son had stern discipline, and was an example of how others should be brought up.

In my country, the higher the rank of a boy, the more severe his training. Some of the nobles were beginning to think that boys should have an easier time, but not father. His attitude was: a poor boy had no hope of comfort later, so give him kindness and consideration while he was young. The higher-class boy had all riches and comforts to expect in later years, so be quite brutal with him during boyhood and youth, so that he should experience hardship and show consideration for others. This also was the official attitude of the country. Under this system weaklings did not survive, but those who did could survive almost anything.

Võ sư Tzu chiếm một gian nhà ở tầng dưới, gần cửa vào. Sau khi đã có dịp quan sát đủ mọi hạng người trong nhiều năm với tư cách là một sư sãi cảnh binh, ông ta không thể sống ẩn dật lánh đời, vì cuộc sống đó không thích hợp với nếp sống quen thuộc của ông ta. Gần bên phòng của ông là những chuồng ngựa, trong đó cha tôi nuôi hai chục con ngựa, cùng những loài vật kéo xe khác.

Những người giữ ngựa không ưa ông Tzu vì tính quá sốt sắng của ông ta và thói quen hay xen vào công việc của họ.

Khi cha tôi cưỡi ngựa đi đâu, thì luôn luôn có sáu người kỵ mã võ trang đi theo hộ vệ. Những người cận vệ này đều mặc đồng phục và ông Tzu luôn luôn kiểm soát chặt chẽ để giữ cho y phục của họ lúc nào cũng được chỉnh tề.

Tzu occupied a room on the ground floor and very near the main gate. For years he had, as a police monk, been able to see all manner of people and now he could not bear to be in seclusion, away from it all. He lived near the stables in which father kept his twenty horses and all the ponies and work animals.

The grooms hated the sight of Tzu, because he was officious and interfered with their work. When father went riding he had to have six armed men escort him. These men wore uniform, and Tzu always bustled about them, making sure that everything about their equipment was in order.

Vì một lý do mà tôi không biết rõ, sáu người kỵ mã này có thói quen ngồi trên lưng ngựa sắp thành hàng, quay lưng vào tường của một lẫm lúa, và phóng ngựa chạy theo khi thấy cha tôi vừa xuất hiện. Tôi nhận thấy rằng nếu tôi nghiêng mình ra ngoài cửa sổ của lẫm lúa, thì một trong những người kỵ mã lọt vào tầm tay của tôi. Một ngày nọ, nhân lúc không có việc gì làm, tôi bèn rón rén đến gần và xỏ một sợi dây gai vào cái đai da nịt lưng của y trong khi y đang kiểm điểm đồ tư trang trước khi lên đường. Kế đó tôi cột chặt cả hai đầu dây và máng một đầu vào cái móc sắt bên trong lẫm lúa. Việc ấy hoàn toàn diễn ra trong âm thầm không ai để ý, giữa lúc mọi người đang bận rộn rối rít. Khi cha tôi vừa xuất hiện, đoàn kỵ mã phóng ngựa chạy theo, trừ ra người thứ sáu mắc phải sợi dây nên bị té và kêu la ỏm tỏi.

Cái đai nịt lưng của y sút ra và trong cơn náo loạn, tôi lén rút lại sợi dây gai và biến mất mà không ai hay biết. Ngày hôm sau, tôi lấy làm khoái trá mà nói với nạn nhân sự đùa nghịch của tôi: “Thế nào, Nê Túc, tôi tưởng chỉ có một mình tôi là cưỡi ngựa dở, còn anh cũng vậy sao?”

For some reason these six men used to back their horses against a wall, then, as soon as my father appeared on his horse, they would charge forward to meet him. I found that if I leaned out of a storeroom window, I could touch one of the riders as he sat on his horse. One day, being idle, I cautiously passed a rope through his stout leather belt as he was fiddling with his equipment. The two ends I looped and passed over a hook inside the window. In the bustle and talk I was not noticed. My father appeared, and the riders surged forward. Five of them. The sixth was pulled backwards off his horse, yelling that demons were gripping him. His belt broke, and in the confusion I was able to pull away the rope and steal away undetected. It gave me much pleasure, later, to say “So you too, Ne-tuk, can’t stay on a horse!”

Ngày của chúng tôi rất dài khi phải giữ tỉnh táo suốt mười tám giờ trong ngày. Người Tây Tạng tin rằng không khôn ngoan chút nào mà ngủ khi trời còn sáng, ma quỷ của ngày có thể đến bắt người ta. Thậm chí trẻ sơ sinh cũng bị giữ tỉnh táo để chúng không  trở thành quỷ quấy phá. Những người ốm cũng phải được giữ tỉnh táo, và sẽ có một tu sĩ được gọi đến để làm việc này. Không ai được miễn khỏi điều này, ngay cả người chết cũng phải giữ được tâm thức càng lâu càng tốt, sao cho họ sẽ biết được con đường đúng để đến được vùng đất biên giới từ đó mới tới được thế giới bên kia.

Our days were quite hard, we were awake for eighteen hours out of the twenty-four. Tibetans believe that it is not wise to sleep at all when it is light, or the demons of the day may come and seize one. Even very small babies are kept awake so that they shall not become demon-infested. Those who are ill also have to be kept awake, and a monk is called in for this. No one is spared from it, even people who are dying have to be kept conscious for as long as possible, so that they shall know the right road to take through the border lands to the next world.

Chương trình học của chúng tôi gồm có Hán văn, chữ Tây Tạng, toán học và khắc bản gỗ. Tiếng Tây Tạng có hai ngôn ngữ khác biệt, tiếng phổ thông và thể kính ngữ. Chúng tôi sử dụng tiếng phổ thông khi nói với người hầu và những người thuộc tầng lớp thấp hơn, còn thể kính ngữ được dùng đối với những người tầng lớp ngang bằng hoặc cao hơn: Con ngựa của người ở tầng lớp cao hơn cũng phải được nói chuyện theo cách kính ngữ! Ví như con mèo độc đoán của chúng tôi đang rình rập ngang qua sân trong một công việc bí ẩn nào đó, gia nô sẽ nói chuyện với nó: “Puss Puss tôn kính có thể hạ cố đến uống sữa hỏng được không ạ?” Dù có nói với “Puss Puss tôn kính” thế nào chăng nữa, cô ta cũng sẽ không đến trừ khi cô ta muốn.

At school we had to study languages, Tibetan and Chinese. Tibetan is two distinct languages, the ordinary and the honorific. We used the ordinary when speaking to servants and those of lesser rank, and the honorific to those of equal or superior rank. The horse of a higher-rank person had to be addressed in honorific style! Our autocratic cat, stalking across the courtyard on some mysterious business, would be addressed by a servant: “Would honourable Puss Puss deign to come and drink this unworthy milk?” No matter how “honourable Puss Puss” was addressed, she would never come until she was ready.

Lớp học của chúng tôi là một gian phòng rất rộng có thể chứa độ sáu chục đứa trẻ. Chúng tôi ngồi xếp bằng trên sàn gạch, trước một cái bàn hay một cái ghế dài, cao độ năm tấc tây và ngồi xoay lưng về phía thầy để không thể biết rằng thầy có nhìn mình hay không. Thầy bắt chúng tôi học một cách rất kham khổ và không để chúng tôi nghỉ ngơi một giây phút nào. Giấy ở Tây Tạng được làm bằng tay và rất đắt tiền, quá tốn kém để trẻ con lãng phí. Chúng tôi thường sử dụng những bảng đá đen, những phiến đá mỏng và lớn chừng mười hai và mười bốn inche mỗi chiều. “Bút chì” của chúng tôi là một loại phấn cứng có thể lấy trên các ngọn đồi Tsu La, cao hơn Lhasa khoảng mười hai ngàn feet, mà Lhasa đã cao hơn mực nước biển mười hai ngàn feet. Tôi đã từng cố gắng lấy phấn màu đỏ nhạt, nhưng chị Yaso lại rất rất thích phấn mềm màu tím. Chúng tôi có khá nhiều phấn màu khác nhau: đỏ, vàng, xanh da trời, và xanh lá cây. Một số màu sắc, tôi tin, là do có các quặng kim loại trong nền đất. Cho dù là vì sao đi chăng nữa thì chúng tôi cũng rất vui thích khi có chúng.

Our schoolroom was quite large, at one time it had been used as a refectory for visiting monks, but since the new buildings were finished, that particular room had been made into a school for the estate. Altogether there were about sixty children attending. We sat cross-legged on the floor, at a table, or long bench, which was about eighteen inches high. We sat with our backs to the teacher, so that we did not know when he was looking at us. It made us work hard all the time. Paper in Tibet is hand-made and expensive, far too expensive to waste on children. We used slates, large thin slabs about twelve inches by fourteen inches. Our “pencils” were a form of hard chalk which could be picked up in the Tsu La Hills, some twelve thousand feet higher than Lhasa, which was already twelve thousand feet above sea-level. I used to try to get the chalks with a reddish tint, but sister Yaso was very very fond of a soft purple. We could obtain quite a number of colours: reds, yellows, blues, and greens. Some of the colours, I believe, were due to the presence of metallic ores in the soft chalk base. Whatever the cause we were glad to have them.

Số học làm tôi chán thực sự. Nếu có bảy trăm tám mươi ba nhà sư, mỗi người ăn hết hăm mươi hai cốc tsampa mỗi ngày, và mỗi cốc chứa được năm mươi tám panh, bình chứa cần phải có kích thước như thế nào để đủ cung cấp cho một tuần? Chị Yaso có thể làm những bài này và chả có vấn đề gì với nó. Còn tôi, vâng, tôi thì không thấy sáng sủa như vậy.

Arithmetic really bothered me. If seven hundred and eighty-three monks each drank fifty-two cups of tsampa per day, and each cup held five-eighths of a pint, what size container would be needed for a week’s supply? Sister Yaso could do these things and think nothing of it. I, well, I was not so bright.

Tôi trở về phòng riêng của mình khi chạm khắc. Đó làm môn học mà tôi rất thích và có thể làm khá tốt. Về việc ấn loát ở Tây Tạng, người ta thường dùng những bản gỗ có khắc chữ, nên việc khắc bản gỗ được coi như một bộ môn rất hữu ích. Trẻ con chúng tôi không có gỗ để mà lãng phí. Gỗ rất đắt vì được mang đến từ Ấn Độ. Gỗ Tây Tạng rất dai, khó cắt và thớ không phù hợp. Chúng tôi sử dụng loại vật liệu mềm của đá Xte-a-tit, nó có thể cắt được dễ dàng bằng dao. Đôi khi chúng tôi sử dụng phomat bò yak đã hỏng!

I came into my own when we did carving. That was a subject which I liked and could do reasonably well. All printing in Tibet is done from carved wooden plates, and so carving was considered to be quite an asset. We children could not have wood to waste. The wood was expensive as it had to be brought all the way from India. Tibetan wood was too tough and had the wrong kind of grain. We used a soft kind of soapstone material, which could be cut easily with a sharp knife. Sometimes we used stale yak cheese!

Có một phần trong chương trình học mà tôi không bao giờ quên là lặp lại những Điều Răn tôn giáo. Chúng tôi phải đọc những Điều Răn này khi vào lớp và lặp lại một lần nữa trước khi rời khỏi lớp vào giờ tan học. Đó là:

Hãy lấy ân báo ân, lấy đức báo đức 

Đừng ăn hiếp những kẻ hiền lành 

Hãy siêng đọc các kinh điển và giáo lý 

Hãy giúp đỡ kẻ đồng loại 

Luật pháp khắc nghiệt đối với kẻ giàu sang 

Để dạy họ sự thông cảm và sự công bằng 

Luật pháp khoan hồng đối với kẻ nghèo hèn để an ủi họ 

Hãy trả dứt nghiệp quả nợ nần càng sớm càng tốt

One thing that was never forgotten was a recitation of the Laws. These we had to say as soon as we entered the schoolroom, and again, just before we were allowed to leave. These Laws were:

Return good for good.

Do not fight with gentle people.

Read the Scriptures and understand them.

Help your neighbours.

The Law is hard on the rich to teach them understanding and equity.

The Law is gentle with the poor to show them compassion.

Pay your debts promptly.   

Để cho chúng tôi không thể nào quên, những Điều Răn đó được viết trên những tấm bảng đóng trên bốn vách tường của lớp học.

Tuy nhiên, cuộc đời hàng ngày của chúng tôi không phải hoàn toàn dành cho sự học và sự sống khắc khổ. Chúng tôi cũng lao mình vào những cuộc chơi điền kinh, thể dục một cách hăng say ngoài giờ học. Những môn thể dục này được đặt ra để tạo cho chúng tôi một thể xác cường tráng có thể chịu đựng khí hậu vô cùng gắt gao của xứ Tây Tạng. Ở xứ này, vào lúc giữa trưa mùa hè nhiệt độ lên rất cao và ban đêm có thể xuống thấp dưới không độ. Vào mùa đông, thời tiết còn lạnh hơn thế rất nhiều.

So that there was no possibility of forgetting, these Laws were carved on banners and fixed to the four walls of our schoolroom.

Life was not all study and gloom though; we played as hard as we studied. All our games were designed to toughen us and enable us to survive in hard Tibet with its extremes of temperature. At noon, in summer, the temperature may be as high as eighty-five degrees Fahrenheit, but that same summer’s night it may drop to forty degrees below freezing. In winter it was often very much colder than this.

Bắn cung, một môn thể dục rất tốt để làm nở nang bắp thịt và để tập nhắm đích một cách chính xác, là bộ môn mà chúng tôi rất thích. Cung nỏ của chúng tôi dùng đều làm bằng gỗ mun nhập cảng từ Ấn Độ; người ta chế tạo những cái ná bằng gỗ bản xứ. Là Phật tử chân chính, chúng tôi không bao giờ bắn các loài thú vật. Để tập bắn cung, chúng tôi dùng những cái bia di động, mà những kẻ gia nô núp ở chỗ khuất cầm dây kéo lên hoặc hạ xuống bất thần mà không cho chúng tôi hay. Phần nhiều những bạn hữu của tôi có thể bắn trúng đích trong khi họ sãi ngựa như bay. Về phần tôi, trái lại, tôi không thể ngồi vững trên lưng ngựa được lâu như thế!

Nhảy xa lại là vấn đề khác. Môn thể thao này không có ngựa để tôi phải bận tâm. Chúng tôi chạy nhanh hết mức có thể, mang theo một cây sào dài năm mét, sau khi tốc độ đạt mức tối đa, chúng tôi chống sào để nhảy vọt xa. Tôi thường nói rằng những người khác bị mắc kẹt trên lưng ngựa lâu đến nỗi họ không có sức mạnh ở đôi chân, nhưng tôi, người thường xuyên phải sử dụng đôi chân của mình, thực sự có thể nhảy sào. Nó quả là cách tốt để băng qua suối, và rất thích thú khi nhìn những người đang cố gắng theo sau tôi lao xuống nước, người nọ nối tiếp người kia.

Archery was good fun and it did develop muscles. We used bows made of yew, imported from India, and sometimes we made crossbows from Tibetan wood. As Buddhists we never shot at living targets. Hidden servants would pull a long string and cause a target to bob up and down—we never knew which to expect. Most of the others could hit the target when standing on the saddle of a galloping pony. I could never stay on that long! Long jumps were a different matter. Then there was no horse to bother about. We ran as fast as we could, carrying a fifteen-foot pole, then when our speed was sufficient, jumped with the aid of the pole. I use to say that the others stuck on a horse so long that they had no strength in their legs, but I, who had to use my legs, really could vault. It was quite a good system for crossing streams, and very satisfying to see those who were trying to follow me plunge in one after the other.

Một trò chơi tiêu khiển khác là đi cà kheo. Chúng tôi dùng hai cây cà khêu, giống như hai cây nạng gỗ nhưng rất dài, có bàn đạp để xỏ hai chân vào đó, và sau khi đã ngụy trang làm những người khổng lồ, chúng tôi thường xáp chiến với nhau trong những cuộc đấu sức dị kỳ, kẻ thua là kẻ bị té ngã trước nhất. Cà kheo do chúng tôi tự làm, chúng tôi không chỉ lượn xung quanh tới các cửa hàng gần nhất và mua những thứ như vậy. Chúng tôi phải sử dụng hết khả năng của mình để thuyết phục người coi kho – thường là người quản gia – sao cho chúng tôi có thể xin được những mảnh gỗ phù hợp, thớ vừa phải, và không được có hốc mắt gỗ. Sau đó, chúng tôi phải kiếm được những mẫu gỗ nêm phù hợp nhất để làm chỗ để chân. Vì gỗ rất khan hiếm không được lãng phí, chúng tôi phải chờ cơ hội thuận tiện và hỏi xin vào thời điểm thích hợp nhất.

Stilt walking was another of my pastimes. We used to dress up and become giants, and often we would have fights on stilts—the one who fell off was the loser. Our stilts were home-made, we could not just slip round to the nearest shop and buy such things. We used all our powers of persuasion on the Keeper of the Stores—usually the Steward—so that we could obtain suitable pieces of wood. The grain had to be just right, and there had to be freedom from knotholes. Then we had to obtain suitable wedge-shaped pieces of footrests. As wood was too scarce to waste, we had to wait our opportunity and ask at the most appropriate moment.

Trò chơi đá cầu dành cho các cô gái và những người phụ nữ trẻ. Một mẩu gỗ có lỗ được làm ở cạnh trên, và nhồi lông vào trong. Quả cầu lông được giữ trong không trung bằng cách sử dụng đôi chân. Các cô gái sẽ nâng váy lên vừa đủ cao để có thể đá chân dễ dàng và chỉ được dùng chân, nếu chạm tay là bị loại. Một cô gái nhanh nhẹn có thể giữ quả cầu trong không trung đến mười phút.

The girls and young women played a form of shuttlecock. A small piece of wood had holes made in one upper edge, and feathers were wedged in. The shuttlecock was kept in the air by using the feet. The girl would lift her skirt to a suitable height to permit a free kicking and from then on would use her feet only, to touch with the hand meant that she was disqualified. An active girl would keep the thing in the air for as long as ten minutes at a time before missing a kick.

Nhưng ở Tây Tạng nhất là ở vùng ngoại ô thủ đô Lhassa, trò chơi thịnh hành nhất là môn thả diều, mà người ta có thể gọi là môn thể dục của dân tộc. Chúng tôi chỉ có thể chơi diều vào những mùa nhất định. Nhiều năm về trước, người ta nhận thấy rằng thả diều trên những vùng núi cao đã gây nên những trận mưa lũ, khi đó người ta nghĩ rằng có lẽ các vị thần mưa đã nổi giận, nên dân chúng chỉ được phép chơi diều vào mùa thu, tức là mùa tạnh ráo ở Tây Tạng. Có những ngày nhất định, người ta giữ im lặng không kêu to ở các miền núi, vì tiếng vang của họ gây nên một sự chuyển động quá mau của những đám mây mù ẩm thấp từ Ấn Độ bay qua, do đó mà có thể dẫn đến những trận mưa lũ bất ngờ.

Ngày đầu mùa thu, một con diều đầu tiên được phóng lên từ nóc điện Potala. Trong vài phút, những con diều khác đủ mọi hình thức, lớn nhỏ đủ cỡ và đủ các màu sắc, liền xuất hiện trên nền trời Lhassa, trên đó chúng bay lượn nhảy nhót theo chiều gió thổi mạnh.

The real interest in Tibet, or at least in the district of U, which is the home county of Lhasa, was kite flying. This could be called a national sport. We could only indulge in it at certain times, at certain seasons. Years before it had been discovered that if kites were flown in the mountains, rain fell in torrents, and in those days it was thought that the Rain Gods were angry, so kite flying was permitted only in the autumn, which in Tibet is the dry season. At certain times of the year, men will not shout in the mountains, as the reverberation of their voices causes the super-saturated rain-clouds from India to shed their load too quickly and cause rainfall in the wrong place. Now, on the first day of autumn, a long kite would be sent up from the roof of the Potala. Within minutes, kites of all shapes, sizes, and hues made their appearance over Lhasa, bobbing and twisting in the strong breeze.

Tôi rất say mê cuộc chơi này và luôn luôn sắp đặt cách nào đó để con diều của mình là một trong những con bay lên đầu tiên. Mọi đứa trẻ con đều tự tay chế tạo con diều của mình, thường là với một cái sườn bằng tre được bọc phía ngoài bằng một thứ hàng tơ rất đẹp. Chúng tôi làm diều bằng những vật liệu hảo hạng, vì danh dự của gia đình cũng có liên hệ trong cuộc chơi này. Sau khi cái sườn bằng gỗ như cái hộp được chế tạo xong, chúng tôi gắn vào đó đầu, hai cánh và đuôi một con rồng có hình dáng dữ tợn.

Cuộc chiến đấu bằng diều diễn ra một cách vô cùng sôi nổi, khi ấy, chúng tôi cố gắng hạ những con diều của địch thủ. Để thực hiện điều đó, chúng tôi gắn những mảnh chai trên diều của mình và ngâm sợi dây diều trong một thứ keo trộn với bột thủy tinh nghiền nát; sau đó, chúng tôi chỉ cần phóng diều lên để cắt đứt sợi dây của các địch thủ và bắt lấy con diều của họ.

I love kite flying and I saw to it that my kite was one of the first to sour upwards. We all made our own kites usually with a bamboo framework, and almost always covered with fine silk. We had no difficulty in obtaining this good quality material, it was a point of honour for the household that the kite should be of the finest class. Of box form, we frequently fitted them with a ferocious dragon head and with wings and tail.

We had battles in which we tried to bring down the kites of our rivals. We stuck shards of broken glass to the kite string, and covered part of the cord with glue powdered with broken glass in the hope of being able to cut the strings of others and so capture the falling kite.

Đôi khi, lúc trời tối chúng tôi lén thả diều lên trời sau khi đã cột chặt những cái đèn nhỏ thắp bằng bơ vào bên trong cái sườn gỗ, chỗ đầu rồng. Đôi mắt rồng liền phóng ra những tia lửa đỏ và mình rồng lóng lánh muôn màu nghìn sắc, nổi bật trên không trung giữa nền trời khuya u ám. Chúng tôi đặc biệt thích cuộc chơi này khi có những đoàn thương buôn lớn chở hàng trên lưng những con Yak từ vùng Lhodzong đến thủ đô Lhassa. Với sự ngây thơ của con trẻ, chúng tôi nghĩ rằng người thương buôn “Dốt nát” ở các vùng quê hẻo lánh chắc chưa bao giờ nghe nói đến những phát minh diễm ảo tân kỳ như những con diều của chúng tôi. Vậy nên chúng tôi quyết định gây cho họ một phen sợ sệt kinh hoàng nên thân.

Sometimes we used to steal out at night and send our kite aloft with little butter-lamps inside the head and body. Perhaps the eyes would glow red, and the body would show different colours against the dark night sky. We particularly liked it when the huge yak caravans were expected from the Lho-dzong district. In our childish innocence we thought that the ignorant natives from far distant places would not know about such “modern” inventions as our kites, so we used to set out to frighten some wits into them.

Một trong những phát minh khác nữa của chúng tôi là gắn trong mình con diều ba loại vỏ ốc khác nhau, và đặt cách nào đó cho gió thổi vào làm các vỏ ốc phát ra những tiếng hú kinh hồn. Khi thả diều lên trời, con rồng lửa uốn khúc muôn màu phát ra những tiếng rú rùng rợn trong đêm khuya, và chúng tôi hy vọng rằng nó sẽ gây cho các tay thương buôn đến từ các tỉnh lẻ xa xôi sự sợ sệt mà họ sẽ nhớ suốt đời không quên.

One device of ours was to put three different shells into the kite in a certain way, so that when the wind blew into them, they would produce a weird wailing sound. We likened it to fire-breathing dragons shrieking in the night, and we hoped that its effect on the traders would be salutary. We had many a delicious tingle along our spines as we thought of these men lying frightened in their bedrolls as our kites bobbed above.

Mặc dù lúc đó tôi không biết chơi diều có ích cho tôi trong cuộc sống sau này khi tôi thực sự bay trên chúng. Bây giờ nó chỉ là một trò chơi, mặc dù rất lôi cuốn tôi. Chúng tôi có một trò chơi có thể là rất nguy hiểm: chúng tôi làm những chiếc diều lớn – khoảng ba mét vuông với đôi cánh nhô ra từ hai bên. Chúng tôi thường đặt những chiếc diều này trên mặt đất gần con sông nơi có gió lùa mạnh lên trên không. Chúng tôi cưỡi những con ngựa với một đầu dây diều buộc vòng quanh eo, và sau đó chúng tôi phi nước đại, nhanh hết mức có thể. Chiếc diều nảy lên rồi bay lên trên không mỗi lúc một cao hơn cho tới khi nó gặp luồng gió đặc biệt này lùa lên. Sẽ có một cú giật và người cưỡi sẽ được nhấc thẳng lên khỏi lưng ngựa, có lẽ lên cao đến hơn ba mét trong không trung và lắc lư xuống dần mặt đất. Một vài kẻ khốn khổ gần như bị xé làm hai nếu họ quên không rút chân khỏi bàn đạp ngựa, nhưng tôi, chưa bao giờ giỏi cưỡi ngựa, luôn luôn có thể bị ngã khỏi lưng ngựa, và được nhấc bổng lên là một niềm vui sướng. Tôi, kẻ thích phiêu lưu mạo hiểm ngu ngốc, thấy rằng nếu tôi giật chiếc dây đúng vào thời điểm được nhấc lên cao thì tôi có thể bay lên cao hơn, và xa hơn, cú giật mạnh khôn ngoan sẽ làm cho tôi kéo dài chuyến bay thêm vài giây.

Although I did not know it at this time, my play with kites was to stand me in very good stead in later life when I actually flew in them. Now it was but a game, although an exciting one. We had one game which could have been quite dangerous: we made large kites—big things about seven or eight feet square and with wings projecting from two sides. We used to lay these on level ground near a ravine where there was a particularly strong updraught of air. We would mount our ponies with one end of the cord looped round our waist, and then we would gallop off as fast as our ponies would move. Up into the air jumped the kite and souring higher and higher until it met this particular updraught. There would be a jerk and the rider would be lifted straight off his pony, perhaps ten feet in the air and sink swaying slowly to earth. Some poor wretches were almost torn in two if they forgot to take their feet from the stirrups, but I, never very good on a horse, could always fall off, and to be lifted was a pleasure. I found, being foolishly adventurous, that if I yanked at a cord at the moment of rising I would go higher, and further judicious yanks would enable me to prolong my flights by seconds.

Có một lần tôi giật dây mạnh quá, cùng lúc gió đẩy mạnh khiến tôi bay đến tận nóc nhà mái bằng của một người nông dân mà trên đó đang cất giữ nhiên liệu cho mùa đông.

Những người nông dân Tây Tạng sống trong những ngôi nhà mái bằng có một lan can nhỏ, nơi đó cất giữ phân bò yak đã được sấy khô để dùng làm nhiên liệu. Ngôi nhà đặc biệt này được làm bằng gạch bùn khô thay vì đa phần làm bằng đá, không có cả ống khói mà chỉ là một lỗ hổng trên mái dùng để xả khói từ ngọn lửa bên dưới. Sự xuất hiện đột ngột của tôi ở một đầu dây thừng làm hất tung nhiên liệu và vì tôi bị kéo lê qua mái nhà, lôi theo hầu hết nhiên liệu qua cái lỗ hổng xuống những con người bất hạnh bên dưới.

On one occasion I yanked most enthusiastically, the wind cooperated, and I was carried on to the flat roof of a peasant’s house upon which was stored the winter fuel.

Tibetan peasants live in houses with flat roofs with a small parapet, which retains the yak dung, which is dried and used as fuel. This particular house was of dried mud brick instead of the more usual stone, nor was there a chimney: an aperture in the roof served to discharge smoke from the fire below. My sudden arrival at the end of a rope disturbed the fuel and as I was dragged across the roof, I scooped most of it through the hole on to the unfortunate inhabitants below.

Tôi không được ưa chuộng. Sự xuất hiện của tôi, dù là qua cái lỗ hổng đó, đã được đón chào với những tiếng chó sủa khủng khiếp, và sau đó là trận đòn của chủ nhà đang giận dữ, tôi đã bị lôi tới trước cha tôi để nhận được một liều thuốc điều chỉnh nữa. Đêm đó tôi phải nằm sấp mặt!

Ngày hôm sau tôi có một công việc khó chịu là đi đến các chuồng bò và thu nhặt phân bò yak để mang tới nhà người nông dân hôm trước và đưa lên mái nhà, một công việc rất khó nhọc, vì lúc đó tôi còn chưa đến sáu tuổi. Nhưng mọi người rất hài lòng, trừ tôi; những đứa trẻ khác được trận cười thỏa thê, người nông dân ấy bây giờ có nhiều gấp đôi nhiên liệu, và cha tôi đã chứng minh rằng ông là một người nghiêm khắc. Còn tôi?  Tôi đã phải ngủ sấp trong đêm tiếp theo, và tôi không còn lấy làm buồn phiền với việc cưỡi ngựa nữa!

I was not popular. My appearance, also through that hole, was greeted with yelps of rage and, after having one dusting from the furious householder, I was dragged off to father for another dose of corrective medicine. That night I lay on my face!

The next day I had the unsavoury job of going through the stables and collecting yak dung, which I had to take to the peasant’s house and replace on the roof, which was quite hard work, as I was not yet six years of age. But everyone was satisfied except me; the other boys had a good laugh, the peasant now had twice as much fuel, and father had demonstrated that he was a strict and just man. And I? I spent the next night on my face as well, and I was not sore with horse riding!

Tây Tạng không phải là xứ có thể dung nạp những người có thể chất yếu đuối. Thủ đô Lhassa ở vào một vùng cao nguyên bốn ngàn thước cao hơn mặt biển, có một thời tiết rất chênh lệch giữa cực nóng và cực lạnh. Những vùng cao hơn lại có một khí hậu gắt gao hơn nữa. Những người có thể chất yếu đuối có thể làm liên lụy đến sự sống của kẻ khác. Chính bởi lẽ đó, chứ không phải do sự tàn ác, mà sự giáo dục thiếu nhi thật là vô cùng khắc khổ như đã kể trên.

It may be thought that all this was very hard treatment, but Tibet has no place for weaklings. Lhasa is twelve thousand feet above sea-level, and with extremes of temperature. Other districts are higher, and the conditions even more arduous, and weaklings could very easily imperil others. For this reason, and not because of cruel intent, training was strict.

Ở những vùng sơn cước, người ta đem ngâm những đứa trẻ sơ sinh dưới suối nước lạnh và xem chúng có đủ sức chịu đựng dẻo dai hay không, để có quyền sống như mọi người. Tôi thường thấy những người đi diễu hành đến một ngọn suối, ở một vùng núi non chiều cao trên sáu ngàn thước. Đến bờ suối, đoàn người dừng lại, một bà lão bồng đứa trẻ sơ sinh trên tay, rồi cả gia đình gồm cha, mẹ và thân quyến đứa trẻ ngồi vây chung quanh bà. Khi người ta lột hết áo quần đứa trẻ, bà lão bèn ngâm thân mình đứa bé sơ sinh dưới nước suối, chỉ còn thấy cái đầu nhô lên khỏi mặt nước. Dưới nước suối lạnh buốt, thân mình đứa trẻ trở nên đỏ au, rồi xanh giờn, những tiếng kêu của nó đã im bặt, nó không còn kêu la phản đối nữa. Nó có vẻ chết lịm, nhưng bà lão đã từng kinh nghiệm nhiều về việc này bèn rút nó lên khỏi mặt nước, lau chùi khô ráo và mặc quần áo lại cho đứa bé. Nó sống lại chăng? Đó là các thần linh đã quyết định như thế. Nếu nó chết, thì đó lại càng hay vì nó khỏi phải chịu những sự khổ đau về sau này của cuộc đời trần thế! Người ta không thể làm gì khác hơn dưới một khí hậu gắt gao như ở Tây Tạng. Không nên có những kẻ bệnh hoạn, yếu đuối ở một xứ mà mọi phương tiện cứu trợ y tế đều thiếu thốn: Thà để vài đứa bé sơ sinh chết còn hay hơn.

At the higher altitudes people dip new-born babies in icy streams to test if they are strong enough to be allowed to live. Quite often I have seen little processions approaching such a stream, perhaps seventeen thousand feet above the sea. At its banks the procession will stop, and the grandmother will take the baby. Around her will be grouped the family: father, mother, and close relatives. The baby will be undressed, and grandmother will stoop and immerse the little body in the water, so that only the head and mouth are exposed to the air. In the bitter cold the baby turns red, then blue, and its cries of protest stop. It looks dead but grandmother has much experience of such things, and the little one is lifted from the water, dried, and dressed. If the baby survives, then it is as the gods decree. If it dies, then it has been spared much suffering on earth. This really is the kindest way in such a frigid country. Far better that a few babies die then that they should be incurable invalids in a country where there is scant medical attention.

Khi anh tôi qua đời, thì tôi cần phải xúc tiến việc một cách ráo riết hơn. Thật vậy, vào năm lên bảy tuổi, tôi đã phải bắt đầu chuẩn bị tương lai. Tôi sẽ đi theo con đường nào và chọn lựa nghành hoạt động nào? Điều đó sẽ do các nhà chiêm tinh quyết định. Ở Tây Tạng, bất cứ việc gì lớn nhỏ, từ việc mua một con Yak đến việc chọn một nghề nghiệp, đều do sự quyết đoán của các nhà chiêm tinh. Trước ngày sinh nhật năm tôi lên bảy, mẹ tôi mở một cuộc tiếp tân khổng lồ, trong dịp đó những quan khách gồm các nhà quý tộc và các chức viên cao cấp trong Chính phủ được mời tham dự để nghe những lời tiên tri của các nhà chiêm tinh.

With the death of my brother it became necessary to have my studies intensified, because when I was seven years of age I should have to enter upon training for whatever career the astrologers suggested. In Tibet everything is decided by astrology, from the buying of a yak to the decision about one’s career. Now the time was approaching, just before my seventh birthday, when mother would give a really big party to which nobles and others of high rank would be invited to hear the forecast of the astrologers.

Mẹ tôi là một mệnh phụ đảm đang, với một vóc vạc phương phi, một gương mặt tròn và tóc đen huyền. Những phụ nữ Tây Tạng bới đầu theo một kiểu rất mỹ thuật và cài trên mái tóc một chiếc lược gỗ. Những chiếc lược gỗ này thường sơn mài màu đỏ thắm, có cẩn những hột đá quí, cẩm thạch hoặc san hô, là những mỹ phẩm làm rất khéo léo. Khi được cài trên một mái tóc đen huyền có sức dầu bóng loáng, những lược sơn mài đó tạo nến một vẻ đẹp rất thanh lịch.

Mother was decidedly plump, she had a round face and black hair. Tibetan women wear a sort of wooden framework on their head and over this the hair is draped to make it as ornamental as possible. These frames were very elaborate affairs, they were frequently of crimson lacquer, studded with semi-precious stones and inlaid with jade and coral. With well-oiled hair the effect was very brilliant.

Những áo dài Tây Tạng có những màu sắc rất vui mắt mà nổi bật nhất là màu đỏ, màu lục và màu vàng. Thường ngày các bà nội trợ đeo phía trước ngực một mảnh vải trơn với một cái vệt ngang khác màu, nhưng màu sắc được chọn cho tiệp với nhau một cách mỹ thuật. Họ đeo những chiếc bông tai mà kích thước lớn nhỏ tùy nơi giai cấp của họ trong xã hội. Mẹ tôi, xuất thân từ một gia đình quyền quí, đeo những chiếc bông tai dài trên muời lăm phân tây.

Người Tây Tạng chủ trương một sự bình đẳng tuyệt đối giữa nam và nữ. Nhưng về vấn đề coi sóc nội trợ gia đình, mẹ tôi không phải chỉ bằng lòng với sự bình đẳng. Với một ý chí độc tài và một quyền hành tuyệt đối, mẹ tôi ngự trị trong gia đình như một nhà vua, mẹ tôi biết mẹ tôi muốn gì và khi muốn gì mẹ tôi phải được cái đó.

Tibetan women use very gay clothes, with many reds and greens and yellows. In most instances there would be an apron of one colour with a vivid horizontal stripe of a contrasting but harmonious colour. Then there was the earring at the left ear, its size depending on the rank of the wearer. Mother, being a member of one of the leading families, had an earring more than six inches long.

We believe that women should have absolutely equal rights with men, but in the running of the house mother went further than that and was the undisputed dictator, an autocrat who knew what she wanted and always got it.

Trong sự nhộn nhịp xôn xao nhân dịp chuẩn bị cuộc tiếp tân, mẹ tôi mới thật sự là có đất dụng võ. Nào là tổ chức, phải ra lệnh, soạn thảo kế hoạch để “lên đứt” những kẻ láng giềng. Mẹ tôi tỏ ra rất thông thạo vì trong nhiều chuyến du hành theo cha tôi sang Ấn Độ, Bắc Kinh và Thượng Hải, mẹ tôi đã thu thập được hằng khối những sáng kiến nước ngoài.

In the stir and flurry of preparing the house and the grounds for the party she was indeed in her element. There was organizing to be done, commands to be given, and new schemes to outshine the neighbours to be thought out. She excelled at this having travelled extensively with father to India, Peking, and Shanghai, she had a wealth of foreign thought at her disposal.

Khi ngày tiếp tân đã định, những sư sãi như thư ký viết thiệp mời trên một loại giấy dày, làm bằng tay, chỉ được dùng trong những dịp giao tế tối quan trọng. Mỗi thiệp mời độ ba mươi phân bề ngang trên sáu mươi phân bề dài và có đóng triện son của người gia trưởng. Mẹ tôi cũng đóng triện son riêng của mình vào đó vì người thuộc về dòng dõi quý phái. Ngoài ra lại còn một cái triện chung cho cả gia đình, tức là có tất cả ba cái triện son đóng trên thiệp mời, làm cho nó trở nên một bản văn kiện thật là trịnh trọng. Nghĩ đến việc mình là nguyên nhân cho tất cả những lễ nghi trịnh trọng tôi thấy rùng mình. Tôi không biết rằng tầm quan trọng của tôi thật ra chỉ là phụ thuộc vào một tập quán xã hội. Nếu người ta nói cho tôi biết rằng cuộc tiếp tân long trọng này sẽ đem nhiều vinh dự cho cha mẹ tôi, thì tôi sẽ không hiểu gì cả. Bởi vậy, tôi vẫn nơm nớp lo sợ.

The date having been decided for the party, invitations were carefully written out by monk-scribes on the thick, hand-made paper which was always used for communications of the highest importance. Each invitation was about twelve inches wide by about two feet long: each invitation bore father’s family seal, and, as mother also was of the upper ten, her seal had to go on as well. Father and mother had a joint seal, this bringing the total to three. Altogether the invitations were most imposing documents. It frightened me immensely to think that all this fuss was solely about me. I did not know that I was really of secondary importance, and that the Social Event came first. If I had been told that the magnificence of the party would confer great prestige upon my parents, it would have conveyed absolutely nothing to me, so I went on being frightened.

Những sứ giả đem thơ được đặc biệt thu dụng trong dịp này để đem các thiệp mời đến các quan khách. Mỗi người đều cưỡi một con tuấn mã và cầm nơi tay một cái gậy ngắn có khe hở ở một đầu để xếp cái thiệp mời vào đó, ở ngoài bao có in những phù hiệu chính thức của gia đình chúng tôi.

Khi các sứ giả đã sẵn sàng lên đường thì trong sân nhà chúng tôi diễn ra một cảnh tượng náo động khôn tả. Các gia nô kêu gọi nhau đến khan cả cổ họng, ngựa hí vang tai, những con chó ngao đen lớn sủa ầm lên như điên. Sau chầu rượu bia cuối cùng, những chàng kỵ mã đặt mạnh ly cốc xuống bàn, trong khi đó những cánh cổng nặng nề đã mở ra với những tiếng động ầm ĩ và đoàn kỵ mã vừa phóng ngựa phi nước đại, vừa hét vang tai nghe thật rùng rợn.

We had engaged special messengers to deliver these invitations; each man was mounted on a thoroughbred horse. Each carried a cleft stick, in which was lodged an invitation. The stick was surmounted by a replica of the family coat of arms. The sticks were gaily decorated with printed prayers which waved in the wind. There was pandemonium in the courtyard as all the messengers got ready to leave at the same time. The attendants were hoarse with shouting, horses were neighing, and the huge black mastiffs were barking madly. There was a last-minute gulping of Tibetan beer before the mugs were put down with a clatter as the ponderous main gates rumbled open, and the troop of men with wild yells galloped out.

Nếu họ mang những bức thơ tín viết tay thì đồng thời các sứ giả cũng chuyển đạt luôn một thông điệp truyền khẩu, mà nội dung có thể hoàn toàn khác hẳn. Hồi thời xưa, những tay côn đồ, cường đạo thường phục kích các sứ giả đem thơ ở giữa đường rồi ngụy trang và dùng những bức thông điệp đó để tấn công một ngôi nhà không phòng thủ hay một đoàn thương buôn chẳng hạn. Từ đó, người ta thường cố ý viết những thơ tín giả để gài bẫy và dụ bọn cướp đến những chỗ có phục binh và tiêu diệt chúng. Thủ tục cổ truyền về việc gởi đi một lượt hai thông điệp, một viết tay và một truyền khẩu, là một di sản của quá khứ. Dầu cho ở thời đại này, người ta cũng có khi gởi đi hai thông điệp song đôi như thế; trong trường hợp đó thì chỉ có thông điệp truyền khẩu mới có giá trị.

In Tibet messengers deliver a written message, but also give an oral version which may be quite different. In days of long ago bandits would waylay messengers and act upon the written message, perhaps attacking an ill-defended house or procession. It became the habit to write a misleading message which often lured bandits to where they could be captured. This old custom of written and oral messages was a survival of the past. Even now, sometimes the two messages would differ, but the oral version was always accepted as correct.

Trong nhà tôi thật là náo nhiệt tưng bừng! Những vách và trần nhà được phết lên một lớp sơn mới, những sàn gỗ được đánh bóng trơn tru đến nỗi đi phải coi chừng kẻo trượt ngã. Những bàn thờ được lau chùi và sơn phết lại sạch bóng. Một số lớn những ngọn đèn mới thắp bằng bơ được đem ra sử dụng; có những ngọn đèn bằng vàng và những ngọn đèn khác bằng bạc, nhưng cả thảy đều lau chùi bóng loáng đến nỗi không thể phân biệt được nữa. Mẹ tôi và người quản gia không ngớt chạy tới chạy lui trong nhà, chỉ trích, sửa đổi chỗ này, dọn dẹp sắp đặt chỗ kia và ra lệnh cho những kẻ gia nô làm việc không ngưng tay. Cha mẹ tôi có trên năm chục người nô bộc giúp việc nhà và có một số khác được thâu dụng thêm trong việc tiếp tân. Không một người nào là nhàn rỗi và tất cả đều làm việc một cách hăng hái. Sân nhà cũng được quét dọn, lau chùi cho đến khi những tảng đá chiếu sáng ngời như mới vừa đem ở động đá về. Để làm cho sân nhà có vẻ lộng lẫy, những chỗ trống ở giữa các phiến đá cũng được tô thêm một lớp màu. Khi mọi việc đều xong xuôi, mẹ tôi tụ tập tất cả gia nhân và ra lệnh cho họ hãy mặc đồng phục tươm tất, chỉnh tề.

Inside the house everything was bustle and turmoil. The walls were cleaned and recoloured, the floors were scraped and the wooden boards polished until they were really dangerous to walk upon. The carved wooden altars in the main rooms were polished and relacquered and many new butter lamps were put in use. Some of these lamps were gold and some were silver, but they were all polished so much that it was difficult to see which was which. All the time mother and the head steward were hurrying around, criticizing here, ordering there, and generally giving the servants a miserable time. We had more than fifty servants at the time and others were engaged for the forthcoming occasion. They were all kept busy, but they all worked with a will. Even the courtyard was scraped until the stones shone as if newly quarried. The spaces between them were filled with coloured material to add to the gap appearance. When all this was done, the unfortunate servants were called before mother and commanded to wear only the cleanest of clean clothes.

Trong nhà bếp, có sự hoạt động ráo riết ngày đêm để chuẩn bị đầy đủ các đồ cao lương mỹ vị đãi khách. Xứ Tây Tạng là một cái tủ lạnh thiên nhiên, đồ vật thực một khi đã nấu nướng xong, có thể để dành rất lâu mà không hư hoại, vì thời tiết lạnh và khô ráo. Dẫu cho khi tiết trời nóng bức, bầu không khí khô ráo cũng giữ cho các thức ăn không hư. Nhờ đó, thịt có thể để dành suốt năm mà vẫn tươi, còn lúa mì có thể để dành suốt nhiều thế kỷ.

Vì người Phật tử giữ giới không sát sinh, nên người ta chỉ ăn thịt những con thú vì rủi ro bị ngã chết trong khe núi, hoặc chết bởi các tai nạn khác.

Nhà bếp của gia đình tôi có trữ sẵn nhiều loại thịt này. Ở Tây Tạng cũng có những người làm nghề đồ tể, bán thịt nhưng những gia đình Phật tử chính thống không giao tiếp với hạng người này, vì họ thuộc về một giai cấp hạ tiện, “Bất khả tiếp xúc”.

In the kitchens there was tremendous activity; food was being prepared in enormous quantities. Tibet is a natural refrigerator, food can be prepared and kept for an almost indefinite time. The climate is very, very cold, and dry with it. But even when the temperature rises, the dryness keeps stored food good. Meat will keep for about a year, while grain keeps for hundreds of years.

Buddhists do not kill, so the only meat available is from animals which have fallen over cliffs, or been killed by accident. Our larders were well stocked with such meat. There are butchers in Tibet, but they are of an “untouchable” caste, and the more orthodox families do not deal with them at all.

Mẹ tôi quyết định tiếp tân theo một lối vừa khác thường vừa linh đình trọng thể, và đãi khách một món đặc biệt là món mứt hoa đỗ quyên. Vài tuần lễ trước, những kẻ gia nô nhà tôi đã cưỡi ngựa đến tận triền núi Tuyết Sơn là nơi có những loại hoa đẹp nhất. Ở Tây Tạng, hoa đỗ quyên mọc rất lớn và có rất nhiều loại thuộc đủ các màu sắc và hương thơm. Người ta chọn những hoa chưa nở hẳn và đem về rửa sạch một cách rất cẩn thận. Thật vậy, nếu một cái hoa hơi nát một chút là làm cho mứt bị hỏng. Kế đó, mỗi hoa được để ngâm trong một cái bồn thủy tinh lớn chứa đầy nước và mật ong, rồi đậy thật chặt để cho kín gió. Mỗi ngày và liên tiếp trong nhiều tuần, bồn hoa được đem phơi nắng và xoay trở từng kỳ hạn để cho tất cả các phần của hoa đều được hứng ánh nắng cần thiết. Hoa trong bồn nở lớn từ từ và thấm nhuần chất nước pha mật ong. Có người thích đem phơi gió vài ngày trước khi ăn để cho hoa được khô và hơi giòn, mà vẫn không mất hương vị hay sắc tươi của nó. Họ cũng rắc đường lên các cánh hoa để cho nó có vẻ đượm tuyết giống như thiên nhiên. Tất cả những phí tổn để làm món mứt hoa này làm cho cha tôi nhăn nhó, cằn nhằn. Người nói: “Với cái giá tiền để mua những bông hoa đẹp này, chúng ta có thể mua sáu con Yak mẹ cùng với một bầy Yak con.” Mẹ tôi đáp với một giọng đầy nữ tính, “Ông đừng ngớ ngẩn. Cuộc tiếp tân của chúng ta nhất định phải thành công, và dầu sao chăng nữa, những phí tổn này là phần việc nội trợ của tôi”.

Mother had decided to give the guests a rare and expensive treat. She was going to give them preserved rhododendron blooms. Weeks before, servants had ridden out from the courtyard to go to the foothills of the Himalaya where the choicest blooms were to be found. In our country, rhododendron trees grow to a huge size, and with an astonishing variety of colours and scents. Those blooms which have not quite reached maturity are picked and most carefully washed. Carefully, because if there is any bruising, the preserve will be ruined. Then each flower is immersed in a mixture of water and honey in a large glass jar, with special care to avoid trapping any air. The jar is sealed, and every day for weeks after the jars are placed in the sunlight and turned at regular intervals, so that all parts of the flower are adequately exposed to the light. The flower grows slowly, and becomes filled with nectar manufactured from the honey-water. Some people like to expose the flower to the air for a few days before eating, so that it dries and becomes a little crisp, but without losing flavour or appearance. These people also sprinkle a little sugar on the petals to imitate snow. Father grumbled about the expense of these preserves: “We could have bought ten yak with calves for what you have spent on these pretty flowers,” he said. Mother’s reply was typical of women: “Don’t be a fool! We must make a show, and anyhow, this is my side of the house.”

Món vi cá nhập cảng từ Trung Hoa là một món mỹ vị khác, mà người ta dùng để nấu canh. Có người nói rằng món canh vi cá là món tuyệt đỉnh của nghệ thuật làm bếp.

Riêng tôi, tôi nhận thấy món ấy rất dở, và thật là một cực hình khi tôi bắt buộc phải ăn món vi cá. Cá mập được chở đến xứ Tây Tạng trong một trạng thái mà người ta không còn nhận ra nó được nữa! Ta có thể nói một cách ôn hòa là nó hơi “kém tươi”, điều này có người lại cho rằng làm cho vi cá càng trở nên ngon hơn.

Món măng tre non, cũng nhập cảng từ Trung Hoa, là món ăn rất ngon, đó là món tôi thích nhất. Có nhiều cách để nấu măng, nhưng tôi thích nhất là ăn sống với một chút muối. Tôi luôn luôn chọn những búp măng vàng và xanh để ăn riêng, và bởi đó nhiều khúc măng để trong bếp bị ngắt đứt đầu trước khi đem lên soong chảo. Người đầu bếp có vẻ nghi ngờ tôi, nhưng y không có bằng cớ. Thật đáng tiếc, vì chính y cũng thích ăn búp măng sống!

Another delicacy was shark’s fin. This was brought from China sliced up, and made into soup. Someone had said that “shark’s fin soup is the world’s greatest gastronomic treat”. To me the stuff tasted terrible; it was an ordeal to swallow it, especially as by the time it reached Tibet, the original shark owner would not have recognized it. To state it mildly, it was slightly “off”. That, to some, seemed to enhance the flavour.

My favorite was succulent young bamboo shoots, also brought from China. These could be cooked in various ways, but I preferred them raw with just a dab of salt. My choice was just the newly opening yellow-green ends. I am afraid that many shoots, before cooking, lost their ends in a manner at which the cook could only guess and not prove! Rather a pity, because the cook also preferred them that way.

Ở Tây Tạng, nấu bếp là công việc của đàn ông, phụ nữ cũng làm bếp nhưng họ rất vụng về và không chịu cải tiến. Đàn ông có sáng tạo và chịu khó hơn, bởi đó họ nấu ăn rất thiện nghệ. Riêng về môn quét dọn và ngồi lê đôi mách, thì phụ nữ chiếm giải quán quân, và lẽ tất nhiên họ cũng rất giỏi về vài môn khác nữa. Nhưng nhất định là không, nếu nói về việc làm món tsampa.

Cooks in Tibet are men; women are no good at stirring tsampa; or making exact mixtures. Women take a handful of this, slap in a lump of that, and season with hope that it will be right. Men are more thorough, more painstaking, and so better cooks. Women are all right for dusting, talking, and, of course, for a few other things. Not for making tsampa, though.

Món tsampa là món ăn căn bản của người Tây Tạng. Nhiều người Tây Tạng quanh năm ngày tháng chỉ sống bằng món tsampa và trà đến suốt đời. Món tsampa làm bằng lúa mạch nha sấy khô cho đến khi nó trở thành giòn và có một màu vàng sậm. Những hột lúa mạch nha khi đó mới được giã, và tán thành bột, bột này lại được nướng lên lần nữa và đặt trong một cái chén, rồi người ta đổ vào đó trà nóng trộn với bơ con Yak, một loại bò lông dài. Kế đó người ta trộn cho đều để cho nó đông đặc lại thành một thứ bánh và cho thêm muối, chất hàn the và bơ con Yak tùy sở thích từng người. Thứ bánh đó gọi là tsampa, có thể cuốn tròn lại và cắt thành từng khoanh, rồi dọn ra để ăn. Món tsampa là món ăn thông thường của hạng người bình dân, nó có đủ chất bổ béo để cho người dân Tây Tạng có thể sống dưới mọi khí hậu và trong mọi hoàn cảnh.

Tsampa is the main food of Tibetans. Some people live on tsampa and tea from their first meal in life to their last. It is made from barley which is roasted to a nice crisp golden brown. Then the barley kernels are cracked so that the flour is exposed, then it is roasted again. This flour is then put in a bowl, and hot buttered tea is added. The mixture is stirred until it attains the consistency of dough. Salt, borax, and yak butter are added to taste. The result—tsampa—can be rolled into slabs, made into buns, or even molded into decorative shapes. Tsampa is monotonous stuff alone, but it really is a very compact, concentrated food which will sustain life at all altitudes and under all conditions.

Một nhóm gia nô làm món tsampa, một nhóm khác làm bơ theo một phương pháp đặc biệt của dân bản xứ. Những cái bao lớn bằng da trừu, bề mặt có lông trộn vào trong, bề trái lộn ngược ra ngoài, được dùng làm dụng cụ đánh sữa. Người ta đổ trong các bao da đó đầy sữa con Yak hay sữa dê. Để tránh khỏi bị hao hớt, phần trên các bao da đó được túm và xếp lại rồi may lại thật chắc. Kế đó, những bao da đựng sữa mới được nhồi thật mạnh cho đến khi sữa trở thành chất bơ. Để đánh sữa bằng phương pháp này, người ta dùng một chỗ có nhô lên những tảng đá bề cao chừng ba mươi phân. Sau khi đã đổ đầy sữa vô bao, người ta mới buông những bao đó cho rơi xuống các mô đá, việc này gọi là “đánh sữa”. Chừng mười kẻ gia nô làm công việc này trong nhiều giờ liên tiếp. Họ vừa hít một hơi thở vào vừa giơ các bao da lên cao, và buông các bao da cho rơi xuống những mô đá với một tiếng động êm dịu “uỵch”. Đôi khi một bao da đã quá cũ hoặc do người đánh sữa quá vụng về, thình lình nổ bung ra. Tôi còn nhớ một gia nhân nhà tôi rất khỏe mạnh lực lưỡng, y thường hay khoe khoang sức vóc của mình. Y làm việc nhanh gấp đôi kẻ khác, và sự cố gắng làm gân cổ y nổi vồng lên. Một ngày nọ, có người nói với y:

– “Anh Timon, chắc anh già rồi, vì bây giờ anh làm việc không nhanh bằng khi trước.”

Hét lên một tiếng giận dữ, Timon bèn nắm lấy phía trên một bao da, giơ lên cao với hai cánh tay khỏe mạnh để buông cho nó rơi xuống. Nhưng sức mạnh của y đã phản ngược lại y, trong khi y còn nắm cái miệng bao da thì phần dưới đã lở xuống và rớt xuống những mô đá. Một cây cột bơ hãy còn hơi lỏng vọt ra và văng trúng ngay vào giữa mặt Timon, y “lãnh đủ” tất cả vào miệng, vào mắt, vào mũi, vào tai, vào tóc. Năm chục đến sáu chục lít bơ chảy tuôn xuống dọc theo thân mình y và bao phủ y bằng một chất nhờn màu vàng.

While some servants were making tsampa, others were making butter. Our butter-making methods could not be commended on hygienic grounds. Our churns were large goat-skin bags, with the hair inside. They were filled with yak or goat milk and the neck was then twisted, turned over, and tied to make it leakproof. The whole thing was then bumped up and down until butter was formed. We had a special butter-making floor which had stone protuberances about eighteen inches high. The bags full of milk were lifted and dropped on to these protuberances, which had the effect of “churning” the milk. It was monotonous to see and hear perhaps ten servants lifting and dropping these bags hour after hour. There was the indrawn “uh uh” as the bag was lifted, and the squashy “zunk” as it was dropped. Sometimes a carelessly handled or old bag would burst. I remember one really hefty fellow who was showing off his strength. He was working twice as fast as anyone else, and the veins were standing out on his neck with the exertion. Someone said: “You are getting old, Timon, you are slowing up.” Timon grunted with rage and grasped the neck of the bag in his mighty hands; lifted it, and dropped the bag down. But his strength had done its work. The bag dropped, but Timon still had his hands—and the neck—in the air. Square on the stone protuberance dropped the bag. Up shot a column of half-formed butter. Straight into the face of a stupefied Timon it went. Into his mouth, eyes, ears, and hair. Running down his body, covering him with twelve to fifteen gallons of golden slush.

Nghe tiếng động, mẹ tôi hối hả chạy vào. Đó là lần đầu tiên trong đời mà tôi thấy mẹ tôi đứng sững nhìn trong im lặng. Có lẽ mẹ tôi tức giận vì thấy những bấy nhiêu bơ bị hủy hoại chăng? Hay mẹ tôi đang lo ngại cho thằng ngốc đang bị ngẹt thở? Dù rằng thế nào, mẹ tôi bèn nắm lấy cái bao da rách bụng và đập một cái lên đầu y. Chàng Timon vô phước bèn trượt ngã xuống đất nằm sóng sượt trên một cái ao… bơ!

Mother, attracted by the noise, rushed in. It was the only time I have known her to be speechless. It may have been rage at the loss of the butter, or because she thought the poor fellow was choking; but she ripped off the torn goat-skin and thwacked poor Timon over the head with it. He lost his footing on the slippery floor, and dropped into the spreading butter mess.

Những gia nô vụng về như Timon có thể làm hủy hoại mất nhiều bơ. Chỉ hơi cẩu thả một chút trong khi buông tay cho cái bao rơi xuống là những sợi lông liền tách rời ra khỏi da và lẫn lộn với chất sữa. Lượm lấy hai hay hai chục sợi lông trong chất bơ đã làm xong, là một điều rất thông thường, nhưng nếu lại thấy có cả chùm lông trong đó thì ấy là một điều rất dở. Chất bơ bị hư hoại được cất riêng một nơi để dùng đốt đèn, hoặc để bố thí cho những kẻ ăn mày, họ sẽ nấu lại và lọc sạch bằng một miếng giẻ cũ để dùng ăn lần.

Sẽ là “sai sót” trong việc chuẩn bị nấu nướng nếu không nói đến người ăn xin. Nếu chủ nhà muốn những người hàng xóm biết gia đình mình sống ở mức cao như thế nào, họ sẽ chuẩn bị thực phẩm thực sự tốt và cho người ăn xin ăn trước như là “những sai sót”. Rất hài lòng, những quý ông đã được cho ăn uống đầy đủ này sau đó sẽ đi lang thang đến những nhà khác nói họ đã ăn ngon như thế nào. Những người hàng xóm sẽ hưởng ứng bằng cách nhìn nhận rằng những người ăn xin đã có một bữa ăn rất tốt.

Có nhiều điều để nói về cuộc sống của những người ăn xin ở Tây Tạng. Họ không bao giờ muốn  bằng cách sử dụng “mánh lới nhà nghề” để có thể sống cực kỳ tốt. Không có gì là hổ thẹn trong việc ăn xin ở hầu hết các nước phương Đông. Nhiều tu sĩ đi ăn xin từ ngôi chùa này đến ngôi chùa khác. Việc ăn xin được ghi nhận là thực tế và không tồi tệ hơn chút nào việc quyên góp cho mục đích từ thiện ở các nước khác. Những người nuôi ăn nhà sư đang trên đường được coi là đã làm được một việc tốt. Những người ăn xin cũng vậy; họ có những chuẩn mực đạo đức của mình. Nếu một người đã cho người ăn xin, thì người ăn xin đó sẽ ở ngoài và không trở lại xin người đó lần nữa trong một thời gian nhất định.

Clumsy workers, such as Timon, could ruin the butter. If they were careless when plunging the bags on to the protruding stones, they would cause the hair inside the bags to tear loose and become mixed with the butter. No one minded picking a dozen or two hairs out of the butter, but whole wads of it was frowned upon. Such butter was set aside for use in the lamps or for distribution to beggars, who would heat it and strain it through a piece of cloth. Also set aside for beggars were the “mistakes” in culinary preparations. If a household wanted to let the neighbours know what a high standard was set, really good food was prepared and set before the beggars as “mistakes”. These happy, well-fed gentlemen would then wander round to the other houses saying how well they had eaten. The neighbours would respond by seeing that the beggars had a very good meal. There is much to be said for the life of a beggar in Tibet. They never want; by using the “tricks of their trade” they can live exceedingly well. There is no disgrace in begging in most of the Eastern countries. Many monks beg their way from lamasery to lamasery. It is a recognized practice and is not considered any worse than is, say, collecting for charities in other countries. Those who feed a monk on his way are considered to have done a good deed. Beggars, too, have their code. If a man gives to a beggar, that beggar will stay out of the way and will not approach the donor again for a certain time.

Hai tu sĩ đến ở trong nhà của chúng tôi cũng tham gia vào công việc chuẩn bị cho sự kiện sắp tới. Họ đến bên xác các con vật ở nơi chứa thực  phẩm và cầu nguyện cho linh hồn của những con vật đã cư trú trong thân xác này. Chúng tôi có niềm tin rằng nếu một con vật bị giết, thậm vì tai nạn, và bị ăn thịt, thì con người sẽ nợ con vật đó. Món nợ đó được trả bằng cách có tu sĩ cầu nguyện bên trên cơ thể con vật với mong muốn rằng con vật sẽ đầu thai vào tình trạng tiến hóa cao hơn trong cuộc sống tiếp theo trên trái đất này. Trong các lạt ma viện Tây Tạng và các đền thờ, một số tu sĩ dành toàn bộ thời gian của họ để cầu nguyện cho động vật. Các tu sĩ của chúng tôi có nhiệm vụ cầu nguyện cho những con ngựa, trước khi chúng lên đường đi hành trình dài, những lời cầu nguyện để tránh cho chúng không bị mệt mỏi quá. Theo đó, những con ngựa của chúng tôi không bao giờ làm việc hai ngày liền nhau. Nếu nó bị cưỡi trong một ngày, thì nó phải được nghỉ ngơi vào ngày hôm sau. Quy tắc này được áp dụng cho động vật làm việc. Và chúng đều biết điều đó. Nếu tình cờ một con ngựa được chọn để cưỡi, mà nó lại vừa bị cưỡi ngày hôm trước rồi, thì nó chỉ đứng yên và từ chối không di chuyển. Khi yên ngựa đã được tháo ra, nó sẽ quay đi với một cái lắc đầu như muốn nói: “Vâng, tôi rất vui vì sự bất công đã được gỡ bỏ!” Những con lừa xấu tính hơn. Chúng sẽ đợi cho đến khi chúng đã được chất hàng xong, và sau đó chúng mới nằm xuống và tìm cách lăn mình lên hàng hóa.

The two priests attached to our household also had their part in the preparations for the coming event. They went to each animal carcass in our larders and said prayers for the souls of the animals who had inhabited those bodies. It was our belief that if an animal was killed—even by accident—and eaten, humans would be under a debt to that animal. Such debts were paid by having a priest pray over the animal body in the hope of ensuring that the animal reincarnated into a higher status in the next life upon earth. In the lamaseries and temples some monks devoted their whole time praying for animals. Our priests had the task of praying over the horses, before a long journey, prayers to avoid the horses becoming too tired. In this connection, our horses were never worked for two days together. If a horse was ridden on one day, then it had to be rested the next day. The same rule applied to the work animals. And they all knew it. If, by any chance a horse was picked for riding, and it had been ridden the day before, it would just stand still and refuse to move. When the saddle was removed, it would turn away with a shake of the head as if to say: “Well, I’m glad that injustice has been removed!” Donkeys were worse. They would wait until they were loaded, and then they would lie down and try to roll on the load.

Chúng tôi có ba con mèo, và chúng luôn luôn làm việc. Một con sống trong chuồng ngựa và thực hiện sự trừng phạt cứng rắn đối với những con chuột. Người ta phải rất đề phòng cho những con chuột để giữ cho chúng không bị mèo ăn thịt. Một con mèo nữa sống trong bếp. Nó đã già và hơi ngốc. Mẹ của nó vì hoảng sợ súng của tay lính viễn chinh Younghusband vào năm 1904, nên nó đã bị sinh non và là chú mèo con duy nhất sống sót của lứa sinh đó. Phù hợp với sự kiện đó, nó được đặt tên là Younghusband. Con mèo thứ ba là một mệnh phụ đứng tuổi và nghiêm trang rất đáng kính, sống cùng với chúng tôi. Nó là một kiểu mẫu về trách nhiệm làm mẹ, và đã làm hết sức mình để trông nom lũ mèo con, đảm bảo chúng không bị chết. Khi không phải dính líu tới vai trò bảo mẫu của lũ mèo con, nó thường theo sau mẹ tôi đi từ phòng này sang phòng khác. Nó là một con mèo nhỏ màu đen, và mặc dù rất thích ăn ngon, nhưng nó trông như một bộ xương di động. Động vật ở Tây Tạng không phải là vật nuôi, nhưng cũng không phải là kẻ hầu, chúng cũng có mục đích hữu ích, có những quyền lợi giống như con người. Theo Phật giáo, tất cả các loài động vật, tất cả các sinh vật trong thực tế đều có linh hồn, và được tái sinh trên trái đất theo những giai đoạn tiến hóa liên tục.

We had three cats, and they were on duty all the time. One lived in the stables and exercised a stern discipline over the mice. They had to be very wary mice to remain mice and not cat-food. Another cat lived in the kitchen. He was elderly, and a bit of a simpleton. His mother had been frightened by the guns of the Younghusband Expedition in 1904, and he had been born too soon and was the only one of the litter to live. Appropriately, he was called “Younghusband”. The third cat was a very respectable matron who lived with us. She was a model of maternal duty, and did her utmost to see that the cat population was not allowed to fall. When not engaged as nurse to her kittens, she used to follow mother about from room to room. She was small and black, and in spite of having a hearty appetite, she looked like a walking skeleton. Tibetan animals are not pets, nor are they slaves, they are beings with a useful purpose to serve, being with rights just as human beings have rights. According to Buddhist belief, all animals, all creatures in fact, have souls, and are reborn to earth in successively higher stages.

Những thơ trả lời cho thiệp mời của chúng tôi không bao lâu đã đến. Những người kỵ mã phóng nước đại đến nơi, tay vung lên những cây gậy nhỏ có chẻ một đầu có đựng những thơ tín. Khi đó người quản gia mới bước ra để nghinh đón sứ giả của các nhà quý tộc. Sau khi rút bức thông điệp từ trong gậy ra, người sứ giả cũng thốt lên một thông điệp truyền khẩu, thậm chí không kịp lấy lại hơi thở. Kế đó, y sụm xuống trên hai đầu gối và để rơi mình xuống đất trong một dàn cảnh rất khéo léo, dường nhưng để tỏ cho mọi người thấy y đã xả thân không quản công lao khó nhọc để làm tròn bổn phận và để đến nhà tôi kịp giờ!

Trong những dịp đó, những gia nô nhà tôi thường vây chung quanh y và nói: “Tội nghiệp thằng nhỏ! Y đến thật là mau! Thật là một kỳ công hãn hữu! Chắc hẳn là y chạy mau đến muốn đứng tim. Thật là cao quý thay, một tinh thần phục vụ hăng say như thế!”

Một ngày nọ tôi, đã ngứa miệng xen vào câu chuyện và nói: “Ấy không! Y không có chạy mau đến muốn đứng tim! Tôi vừa thấy y ngồi nghỉ mệt ở đầu làng gần đây. Chắc y nghỉ lấy sức để chạy một đoạn đường cuối cùng!” Sự tế nhị bắt buộc tôi phải bỏ qua không nói đến cái cảnh tượng vụng về lúng túng tiếp theo đó.

Quickly the replies to our invitations came in. Men came galloping up to our gales brandishing the cleft messenger-sticks. Down from his room would come the steward to do honour to the messenger of the nobles. The man would snatch his message from the stick, and gasp out the verbal version. Then he would sag at the knees and sink to the ground with exquisite histrionic art to indicate that he had given all his strength to deliver his message to the House of Rampa. Our servants would play their part by crowding round with many clucks: “Poor fellow, he made a wonderfully quick journey. Burst his heart with the speed, no doubt. Poor, noble fellow!” I once disgraced myself completely by piping up: “Oh no he hasn’t. I saw him resting a little way out so that he could make a final dash.” It will be discreet to draw a veil of silence over the painful scene which followed.

Sau cùng, ngày đại nhật đã đến, cái ngày mà tôi vẫn e ngại biết bao, vì người ta quyết định cuộc đời tương lai mà không cần hỏi ý kiến của tôi. Những tia nắng đầu tiên của mặt trời bình minh vừa ló dạng từ đằng sau các ngọn núi xa ở tận chân trời, thì một người gia nô bước vào phòng tôi: “Cậu chưa ngủ dậy ư, cậu Lobsang? Hay là cậu giả vờ ngủ? Đã bảy giờ rồi, và chúng tôi có nhiều việc phải làm. Thôi, cậu hãy thức dậy đi!” tôi bỏ mền ra và ngồi dậy. Đó là ngày mà con đường tương lai sẽ rộng mở trước mắt tôi.

At last the day arrived. The day I dreaded, when my career was to be decided for me, with no choice on my part. The first rays of the sun were peeping over the distant mountains when a servant dashed into my room. “What? Not up yet, Tuesday Lobsang Rampa? My, you are a lie-a-bed! It’s four o’clock, and there is much to be done. Get up!” I pushed aside my blanket and got to my feet. For me this day was to point the path of my life.

Ở Tây Tạng, trẻ con được gọi bằng tên cha mẹ đặt cho khi còn sống trong gia đình. Tôi sinh vào ngày Thứ Ba, vì thế Tuesday là tên của tôi. Sau đó, Lobsang là tên do cha mẹ tôi đặt cho.  Nhưng khi một đứa trẻ bước vào tu viện, nó nhận được một tên khác, đó là pháp danh của nó. Đó là trường hợp của tôi chăng? Phải đợi những giờ sắp tới đây mới biết được. Tôi đã lên bảy tuổi và muốn trở nên một người chèo đò để thả thuyền lênh đênh trên sông Tsang Po, cách đó độ sáu chục cây số. Nhưng hãy khoan, để còn xem lại. Tôi có thật sự muốn điều đó chăng? Dầu sao, những người chèo đò đều thuộc giai cấp dưới, vì đò của họ đều làm bằng da con Yak đóng trên những cái khuôn bằng gỗ. Tôi, một anh lái đò? Tôi, một người thuộc gia cấp hạ tiện? Không. Không phải vậy. Tôi muốn trở nên một nhà chuyên nghiệp về môn thả diều. Ừ, phải đấy, thả diều trên không trung, nhảy tự do như không khí, còn hơn là ngồi trong một chiếc đò căng bằng da thú, làm hạ nhân cách và trôi theo dòng nước xoáy mạnh nguy hiểm. Một chuyên viên thả diều, đó là điều mà tôi muốn làm, và tôi sẽ chế tạo những con diều khổng lồ với những cái đầu to lớn và đôi mắt sáng rực như lửa. Nhưng hôm nay, những giáo sĩ chiêm tinh sẽ có quyền quyết định. Có lẽ tôi đã chờ đợi quá lâu: Nay thì đã quá trễ để nhảy qua cửa sổ và chạy trốn. Cha tôi chắc sẽ cho người chạy theo bắt tôi trở lại. Dầu sao, tôi là con nhà thế gia vọng tộc và tôi phải tuân theo truyền thống. Biết đâu các nhà chiêm tinh chẳng tiên tri rằng tôi sinh ra đời để làm một chuyên viên thả diều? Tôi chỉ có thể đợi chờ và hy vọng.

In Tibet, two names are given, the first being the day of the week on which one was born. I was born on a Tuesday, so Tuesday was my first name. Then Lobsang, that was the name given to me by my parents. But if a boy should enter a lamasery he would be given another name, his “monk name”. Was I to be given another name? Only the passing hours would tell. I, at seven, wanted to be a boatman swaying and tossing on the River Tsang-po, forty miles away. But wait a minute; did I? Boatmen are of low caste because they use boats of yak hide stretched over wooden formers. Boatman! Low caste? No! I wanted to be a professional flyer of kites. That was better, to be as free as the air, much better than being in a degrading little skin boat drifting on a turgid stream. A kite flyer, that is what I would be, and make wonderful kites with huge heads and glaring eyes. But today the priest-astrologers would have their say. Perhaps I’d left it a bit late, I could not get out of the window and escape now. Father would soon send men to bring me back. No, after all, I was a Rampa, and had to follow the steps of tradition. Maybe the astrologers would say that I should be a kite flyer. I could only wait and see.

Dịch giả: Emil Group

Biên tập: VMC


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

Đăng ký hướng dẫn Thiền cơ bản

Loading...
Logo-vmc
TRUNG TÂM THIỀN ĐỊNH:
- Số 116 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Chị Khánh:  

‎0981956875

Chị Thủy:  

‎0981956820

Facebook:

facebook.com/congdongthienVietNam

TIN TỨC NỔI BẬT

© 2024 Copyright by IT AUM