Loading...
Cộng đồng thiền Việt Nam

Chi hội phát triển cộng đồng thiền Việt Nam

Cộng đồng thiền Việt Nam

Logo-vmc
image-alt-text

Luân Xa (P12): Đấng Thái Dương Thiên Thần – The Solar Angel

Luân Xa (P12): Đấng Thái Dương Thiên Thần – The Solar Angel

10:14 19/09/2017

Đấng Thái dương Thiên Thần (the Solar Angel) có lẽ là một trong những đề tài huyền nhiệm và bí ẩn nhất của Huyền Linh học mà đức D.K tiết lộ cho chúng ta trong thế kỷ 20.

I. Đấng Thái dương Thiên Thần (Solar Angel) là ai?

Luân Xa (P12): Đấng Thái Dương Thiên Thần – The Solar Angel
Hoa sen Chân Ngã (Egoic Lotus) – Tác phẩm của Duane Carpenter – http://www.light-weaver.com/
Đằng sau hoa sen là hình ảnh của đấng Thái dương Thiên Thần

Đấng Thái dương Thiên Thần (the Solar Angel) có lẽ là một trong những đề tài huyền nhiệm và bí ẩn nhất của Huyền Linh học mà đức D.K tiết lộ cho chúng ta trong thế kỷ 20. Chính nhờ Ngài mà chúng ta hiểu biết đôi chút về những gì mà bà Blavatsky chỉ đề cập bóng gió trong bộ Giáo lý Bí truyền của Bà. Chúng tôi nói hiểu đôi chút vì thực ra thông qua những gì Ngài tiết lộ chúng ta chỉ mới thấy chút ánh sáng le lói để hiểu về huyền nhiệm của bản thể con người. Các nhà Thần Triết học sau bà Blavatsky giảng dạy cho chúng ta biết rất sơ lược về Chơn Thần (Monad), Chơn Nhơn (Ego or Higher Self), Phàm nhơn hay Phàm Ngã Personality), nhưng đi sâu vào huyền nhiệm có những câu hỏi rất khó trả lời. Chúng ta được giải thích rằng Chơn Thần là một Tia lửa (Spark) của Ngọn Lửa Thiêng (Flame), rằng Chơn Thần là một điểm Linh Quang của Thượng đế, và là Một với Đấng Duy Nhất. Nhưng để hiểu Chơn Thần có lẽ còn quá xa với với chúng ta. Rôi chúng ta được dạy là Chơn Nhơn hay Tam thể Thượng (Spiritual Triad) là phản ảnh (reflection) của Chơn Thần trên ba cõi Atmic Plane, Nirvanic và Budhic. Kế tiếp Chơn Nhơn lại phản ảnh trong Phàm Nhơn trên ba cõi Trí tuệ, Tình cảm và Hồng trần. C.W. Leadbeater giải thích như sau về Chơn Nhơn và Phàm Nhơn trong quyển “Chơn sư và Thánh Đạo”

Cũng y như thế, Chơn Thần tự phân ra một mảnh nhỏ của nó để tạo nên Chơn Nhơn, và trong trường hợp này cũng vậy, sự giới hạn của nó lại càng tăng thêm bội phần. Điều này cũng tái diễn một lần nữa, khi Chơn Nhơn phản ảnh một phần nhỏ của nó vào trong các Thể Trí, Thể Vía và Thể Xác của một người,- cái phần nhỏ đó, chúng ta gọi là Phàm Nhơn.

Cái phần nhỏ cuối cùng này là điểm tâm thức mà những người có nhãn thông có thể nhìn thấy luân chuyển bên trong con người. Khoa biểu tượng học cho rằng người ta thấy nó như “một người bằng vàng nhỏ như ngón tay cái” ở chỗ quả tim; nhưng nhiều người thấy nó dưới hình thức một ngôi sao. Tôi luôn luôn có thể thấy nó như một ngôi sao có ánh sáng chói rạng. Người ta có thể trụ ngôi sao tâm thức đó ở chỗ nào tùy theo ý muốn, nghĩa là ở bất cứ trung tâm nào trong bảy bì huyệt chánh trong thân người. Mỗi người có thể chọn lựa một trung tâm nào tùy nơi Cung đặc biệt của họ, và cũng tùy nơi Giống dân chánh hay Giống dân phụ của họ. Những người thuộc Giống Dân thứ 5, phần nhiều đều trụ cái tâm thức đó ở trong óc, nơi trung tâm tùy thuộc bộ hạch óc. Tuy nhiên, có những người thuộc về những Giống Dân khác, thường trụ nơi luân xa tim, cuống họng hoặc nơi rún.

Ngôi Sao tâm thức đó là đại diện của Chơn Nhơn ở những Cõi hạ Giới, và khi nó biểu lộ qua những Hạ Thể của nó, thì nó gọi là Phàm Nhơn, và chính đó là cái mà chúng ta nhìn thấy ở mọi người chung quanh ta trên thế qian.

Nhưng tuy cái Phàm Nhơn đó là một phần của Chơn Nhơn- tuy rằng sự sinh hoạt và quyền năng của nó cũng là Sự Sống và Quyền Năng của Chơn Nhơn- nhưng nó thường hay quên điều đó, và tự coi như là một cái gì hoàn toàn riêng biệt, và chỉ hoạt động cho mục đích riêng của mình. Nó luôn luôn có một đường thông thương với Chơn Nhơn (chữ Phạn gọi là Antahkarana) nhưng nó không hay cố gắng sử dụng đường thông thương đó. Trong trường hợp những người thường, không bao giờ học hỏi về những vấn đề này, thì Phàm Nhơn hoàn toàn ngự trị, và Chơn Nhơn chỉ tự biểu lộ một cách rất hiếm và bất toàn.

Sự tiến hóa của con người trong những giai đoạn đầu tiên gồm có việc khai mở con đường giao thông đó, để cho Chơn Nhơn có thể càng ngày càng tự biểu lộ rõ rệt, và sau cùng, hoàn toàn chủ trị Phàm Nhơn. Bằng cách đó, Phàm Nhơn sẽ không còn có một tư tưởng hay ý chí riêng biệt nào, mà chỉ có thể là một phản ảnh của Chơn Nhơn ở Cõi Hạ Giới. Ta nên hiểu rằng vì Chơn Nhơn thuộc về cõi thanh cao hơn, nên nó không bao giờ có thể tự biểu lộ hoàn toàn ở cõi Hạ Giới. Điều tốt nhất mà chúng ta có thể hy vọng là Phàm Nhơn sẽ không dung dưỡng điều gì mà Chơn Nhơn không muốn, và nó sẽ biểu lộ Chơn Nhơn đến mức độ tối đa ở cõi Hạ Giới.

Ông C.W. Leadbeater giải thích rằng tuy Phàm nhơn có đầy đủ tính chất của Chơn Nhơn nhưng nó nó thường hay quên điều đó, và tự coi như là một cái gì hoàn toàn riêng biệt… Thật ra con đường tiến hóa của Chơn Thần gồm hai giai đoạn Involution và Evolution, chúng tôi tạm dịch là Giáng hạ tiến hóa và Thăng thượng tiến hóa. Trong giai đoạn Involution Sự sống đi sâu vào Vật Chất, gồm ba giai đoạn: giai đoạn Sự sống trong loài các Tinh Hoa Chất (Elemental Essence I, II và III). Kế đến Sự Sống bước vào vòng cung Evolution qua các giai đoạn trong giới Kim thạch (mineral kingdom), Cây cỏ, và Thú vật. Từ giai đoạn Thú vật (Animal Kingdom) bước sang Con người (Human Kingdom) là một bước chuyển lớn về tâm thức, từ Tâm thức bầy đàn (Group Consciousness) chuyển sang Ngã thức (Self-Consciousness). Self-Consciousness và Trí tuệ là cái phân biệt giữa con thú và con người. Trong Giáo lý Bí truyền bà Blavatsky viết như sau:

Tuy Chơn thần của con người và thú vật về cơ bản là giống nhau, nhưng giữa hai có một vực thẳm phân cách không thể vượt qua, vực thẳm của Trí tuệ và Ngã thức (Mentality and Self-Consciousness). Cái khía cạnh caocủa trí tuệ con người là gì, từ đâu đến nếu nó không phải là một bộ phận (portion) của cái tinh hoa (essence), và trong vài trường hợp hiếm hoi, nó là chính cái tinh hoa, của một đấng cao cả? Có thể nào con người, một vị thần bên trong một hình thể thú vật, chỉ thuần là sản phẩm của Sự tiến hóa của Vật chất. Con thú chỉ khác con người ở hình dạng bên ngoài, chứ chất liệu cấu tạo nên hình hài cả hai đầu như nhau, con thú cũng có Chơn thần, tuy rằng chưa phát triển, nhưng tiềm năng trí tuệ của hai khác nhau một trời một vục, giống như Mặt trời và và con đom đóm. Thế cái gì tạo nên sự khác biệt đó, trừ phi con người là một con thú cộng với một đấng thần linh sống động bên trong hình hài vật chất. Chúng ta hãy ngừng lại và tự hỏi câu hỏi trên…

Bút pháp của bà Blavatsky trong Giáo lý Bí truyền cực kỳ khó hiểu và là một thách thức to lớn cho người học đạo. Trong đoạn trích trên bà cho rằng về mặt cấu tạo vật chất giữa con người và thú vật không có gì khác biệt, cả hai cũng đều có chơn thần, tuy nhiên sự khác biệt về trí tuệ và Ngã thức là hố ngăn cách không thể vượt qua, và bà hỏi cái gì tạo ra sự khác biệt đó. Bà trả lời rằng Cái khía cạnh cao (higher aspect) của Trí tuệ con người do một đầng thần linh cao cả (Higher Being) ban cho con người, con người là một con thú cộng với vị thần linh ngự trong hình thể thú vật. Đây là câu nói bí ẩn của Bà mà những người học đạo thời kỳ đó khó có thể hiểu được. Trong đoạn trên bà nhấn mạnh chỉ cái khía cạnh cao (higher aspect) của Trí Tuệ là do một đấng Thần linh cao cả ban phát cho con người, tức bà nói đến Thượng trí (Higher Manas) chứ không nói đến Hạ trí của phàm nhơn. Trong một đoạn khác bà gọi Đẩng Thần Linh ban cho con người cái khía cạnh cao của trí tuệ là Đấng Thái dương thiên thần:

Những vị Ban phát cho con người cái CHƠN NGÃ ý thức bất diệt (conscious immortal EGO) là các đầng “Thái dương thiên thần”, dù cho ta hiểu từ nầy một cách ẩn dụ hay theo nghĩa đen. Huyền nhiệm của Linh hồn Con người hay Chân Ngã ý thức là vô cùng to lớn …

Bà chỉ nói lững lờ như thế : huyền nhiệm về LINH HỒN con người vô cùng to lớn, và để cho người học đạo tự suy gẫm lấy. Một đoạn khác bà trích lời của Platon như sau:

Thật chính xác và đúng biết bao khi Plato nói rằng Linh hồn của con người, hay Chân Ngã, là “sự kết hợp của cái giống nhau và cái kia” (a compound of the same and the other.). Và có mấy ai hiểu được câu nói ẩn dụ nầy của Ông vì thế gian chỉ hiểu rằng linh hồn là hơi thở của Thượng đế (Jehovah). Linh hồn con người là “cái giống nhau và cái kia” như nhà Triết Học-Đạo đồ vĩ đại đã nói, bởi vì Chân Ngã (EGO) (khi hợp nhất với và trong Chơn Thần Thiêng Liêng) là Con người, thế nhưng cũng giống như “CÁI KIA” (the OTHER) là đấng Thiên Thần giáng lâm trong y, cũng giống như TOÀN LINH TRÍ (MAHAT)…

Bà giải thích câu nói bí nhiệm của nhà Triết học vĩ đại Plato nhưng có lẽ mấy ai hiểu được bà nói gì!

Chỉ khi Chân sư D.K giảng giải thêm cho chúng ta sau nầy trong các quyển sách của Ngài thì chúng ta mới có thể bắt đầu hiểu vấn đề trên. Quyển sách đầu tiên Ngài nói về các đấng Thái dương Thiên Thần là quyển Điểm đạo trong Nhân loại và Thái dương hệ, đọan Ngài viết về Nghi lễ Điểm đạo, phần người đệ tử khi điểm đạo được tiết lộ Hai Huyền Nhiệm, được trông thấy với con mắt tinh thần (Inner Vision) đấng Thái đương Thiên Thần trong vô vàn kiếp đã giáng lâmtrong y, ban cho y trí tuệ và Ngã thức, và chính thực là y. Hoặc như Bà Blavatsky nói, Linh hồn của con người là một phần của cái tinh túy (a portion of the essence) của Đấng Thái dương thiên thần. Trong ba cuộc điểm đạo đầu người đạo đồ lần lượt thấy Đấng Thái dương Thiên Thần đó (Ngài gọi là Đấng Hiện Diện – The Presence) dưới các phương diện khác nhau: Phương diện Trí Tuệ tích cực (Active Intelligence), Bác Ái – Minh Triết, Ý Chí.

Người đạo đồ thấy được đấng Thái dương Thiên Thần của mình dưới ba hình thức:

1. Như một đấng Thiên Thần chói rạng, đức D.K nói rằng cũng giống như một người thường nhìn một người khác trước mặt mình, mặt đối mặt.

2. Như một quả cầu bằng lửa chói rạng.

3. Như một Hoa sen chín cánh nhiều màu sắc.

Quyển sách kế tiếp mà Ngài giảng giải thật chi tiết về các đấng Thái dương Thiên thần nầy là A Treatise on Cosmic Fire, trong đó Ngài nói về vai trò của các đấng Thái dương Thiên Thần trong việc Biệt lập cá tính (Individualisation) khi con người chuyển từ giới thú vật sang con người, vai trò của các Ngài trong việc giúp đỡ con người trên đường tiến hóa (evolution), trong tái sinh, trong trong trả nghiệp quả. Đúng thực các Ngài là Đấng Trông Nom thầm lặng (Silent Watcher) của chúng ta. Chính nhờ các Ngài mà chúng ta có thể rút ngắn thời gian tiến hóa của chúng ta rất nhiều so với khi chúng ta được để cho tiến hóa một cách tự nhiện. các Ngài đã đạt đến trình độ giải thoát của các Bậc Cao cả trong Đại Chu kỳ tiến hóa trước (Maha Manvantara)… Sự hi sinh của các Ngài đối với chúng ta là vô bờ bến, vì ở một trình độ vô cùng cao cả như các Ngài, thì việc các Ngài kiên nhẫn dẫn dắt chúng ta từ trình độ sơ khai của người-thú đến khi giải thoát quả là vô cùng to lớn.

Đức D.K nói rằng chỉ khi nào chúng ta đã tiếp xúc với đấng Thái dương Thiên Thần của chúng ta thì khi đó chúng ta mới cơ may tiếp xúc được với Chân sư:

Do đó hãy tìm kiếm ánh sáng của linh hồn bạn và biết rằng linh hồn bạn là người hướng dẫn của bạn. Khi bạn đã tiếp xúc với linh hồn của mình thì khi đó linh hồn bạn, nếu tôi có thể mô tả như sau, sẽ giới thiệu bạn với Chân sư, Lần nữa, với tất cả sự tôn kính, tôi có thể nói thêm rằng Chân sư không sẵn sàng chờ đợi bạn. Trong cõi giới của linh hồn, linh hồn của bạn và linh hồn của Ngài liên kết với nhau, và đồng nhất.

Trong đoạn văn trên đức D.K dùng từ linh hồn để chỉ đấng Thái dương Thiên Thần của chúng ta. Các bạn lưu ý Đấng Thái dương thiên thần khác với Thiên Thần hộ mệnh (Guardian Angel). Đức D.K nói rằng mỗi người sinh ra đầu có một Thiên thần Hộ mệnh, nhưng vị Thiên thần hộ mệnh chỉ theo ta trong một kiếp sống, còn đấng Thái dương Thiên Thần theo ta từ khi chúng ta biệt lập ngã tính đến khi giải thoát. Câu nói của Plato “Con người là sự kết hợp của cái giống nhau và cái kia” ám chỉ linh hồn chúng ta vừa là một với đấng Thái dương thiên thần, vừa không phải. Các Ngài ban cho ta một phần tinh túy của các Ngài, giúp cho chúng ta trí tuệ, nhưng các Ngài không phải là ta. Ở đây hai câu thơ của Tản Đà có thể áp dụng vào đây, thật hay:

Mình với ta tuy hai mà một,
Ta với mình tuy một mà hai.

Trong Thiền Tông trung hoa, các thiền sư hay nhắc đến cái “Bổn Lai Diên Mục“, hay là “khuôn mặt ngàn đời, khuôn mặt từ vô thủy đến vô chung“, có thể được hiểu dưới ánh sáng nầy. Một thiền sư khác thì dùng từ “Vô vị Chân Nhân” có lẽ cũng chỉ điều đó.

Ngày kia, tổ Lâm Tế nói: “Trên đống thịt đỏ lòm có một vô vị chân nhân thường ra vô theo lối cửa mở trên mặt các ngươi. Thầy nào sơ tâm chưa chứng cứ được thì nhìn đây”. Có một thầy bước ra hỏi: “Vô vị chân nhân ấy là cái gì?”. Lâm Tế vụt bước xuống thiền sàng, nắm cứng thầy ta hét lớn: “Nói đi! nói đi!”.

Đống thịt đỏ lòm ám chỉ phàm ngã chúng ta, Vô Vị Chân Nhân có lẽ Ngài muốn nói đến the Solar Angel, hay Linh hồn của chúng ta.

Viết về Thái dương thiên thần có lẽ cần nhiều trang viết hơn nữa. Tuy nhiên, với mục đích cung cấp cho bạn một vài ý niệm sơ khởi để có thể thực hành bài tham thiền về đấng Thái dương Thiên thần có lẽ bấy nhiêu cũng tạm đủ. Các bạn lưu ý, như đức D.K đã dạy, “hãy tìm kiếm ánh sáng của linh hồn bạn và biết rằng linh hồn bạn là người hướng dẫn của bạn. Khi bạn đã tiếp xúc với linh hồn của mình thì khi đó linh hồn bạn sẽ giới thiệu bạn với Chân sư”, thành ra bài Tham thiền về đấng Thái dương Thiên Thần là bước đầu tiên giúp chúng ta tiếp xúc với Chân Ngã của ta.

II. Bài Tham thiền về đấng Thái dương Thiên thần

1. Những ý niệm căn bản cần ghi nhận trước khi tham thiền

Đấng Thái dương Thiên thần là Vị Thầy Thiêng liêng, Vị Chân Sư đầu tiên mà tôi tiếp xúc khi bắt đầu tham thiền huyền linh.

Một ngày nào đó đấng Thái dương Thiên thần sẽ trở thành “tinh tú chói rạng duy nhất trên bầu trời tiểu thiên địa” (microcosmic sky). (câu trong Initiation: Human and Solar)

Đấng Thái dương Thiên thần tiến hóa cao tột, là Thành viên trong “Hội đồng của đấng Thái dương Thượng đế” (council of the Solar Logos) (câu trong Cosmic Fire)

Đấng Thái dương Thiên thần là “Trái Tim của Tình thương Rực lửa” (Heart of Fiery Love), đã hi sinh để nhân loại có thể tiến hóa.

2. Chuẩn bị

Những bước chuẩn bị bạn thực hiện giống như các bước 1, 2, và 3 của bài tham thiền “Master in the Heart”.

3. Tham thiền:

Bạn quán tưởng hình ảnh của đấng Thái dương Thiên Thần theo một trong ba cách:
– Một đấng Thiên thần chói rạng (a radiant Angelic Existence)
– Một quả cầu lửa rực sáng (a radiant ball of fire)
– Một Hoa sen chín cánh rực rỡ nhiều màu sắc
Quán tưởng một luồng ánh sáng màu vàng kim của Ánh sáng, Tình thương, và Quyền năng của đấng Thái dương Thiên thần tuôn tràn xuống vào phàm ngã của bạn.
Bạn ngừng lại giây lát để hấp thụ nguồn năng lượng từ đấng Thái dương Thiên thần.
Quán tưởng cách bạn sẽ sống một cuộc sống như thế nào để xứng đáng với đấng Thái dương Thiên thần của bạn, để Ánh sáng của Ngài mãi chiếu rọi qua bạn, để Ngài sẽ là “vì Tinh tú duy nhất” trên bầu trời Tiểu thiên địa.

4. Ban rải năng lượng

Tưởng tượng bạn đang hướng mặt về nhân loại, năng lượng từ đấng Thái dương Thiên thần đang tuôn chảy qua bạn để ban phát đến toàn thể nhân loại. Đồng thời bạn xướng tụng bài Đại khấn nguyện (Great Invocation). Xong xướng linh từ OM ba lần.

The Great Invocation

From the point of Light within the Mind of God
Let light stream forth into the minds of men.
Let Light descend on Earth.

From the point of Love within the Heart of God
Let love stream forth into the hearts of men.
May Christ return to Earth.

From the centre where the Will of God is known
Let purpose guide the little wills of men—
The purpose which the Masters know and serve.

From the centre which we call the race of men
Let the Plan of Love and Light work out.
And may it seal the door where evil dwells.

Let Light and Love and Power restore the Plan on Earth

OM OM OM

Nguồn: minh triết mới


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

Đăng ký hướng dẫn Thiền cơ bản

Loading...
Logo-vmc
TRUNG TÂM THIỀN ĐỊNH:
- Số 116 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Chị Khánh:  

‎0981956875

Chị Thủy:  

‎0981956820

Facebook:

facebook.com/congdongthienVietNam

TIN TỨC NỔI BẬT

© 2024 Copyright by IT AUM