Luân xa (P13): Luân xa và sự chết
10:24 19/09/2017Cái chết chỉ là một sự việc bình thường trong diễn trình tiến hoá của nhân loại. Nó là sự chấm dứt một quá trình hay một giai đoạn của đời sống để bắt đầu một gia đoạn mới, một sự chuyển di tâm thức vào cõi giới mới.
Chết là điều mà không ai tránh khỏi, từ người thường đến bậc thánh nhân. Do đó nó luôn luôn khiêu gợi sự tò mò của mọi người. Những người duy vật triệt để, khi cận kề cái chết lại là những người sợ hãi nhất. Vì với họ, chết nghĩa là hết, là chấm dứt. Nhiều người sợ chết vì không ai biết sau khi chết họ sẽ ra sau. Người ta nghiên cứu, tìm hiểu về cái chết. Ngay cả trong giới Thần triết (Theosophy), vẫn có những bất đồng trong việc diễn giải đời sống sau chết. Bà H.P. Blavatsky dạy khác, Ông C.W. Leadbeater và bà Annie Besant dạy khác. Theo lẽ thường, người ta tin bà H.P. Blavatsky hơn vì bà là thầy dạy của C.W. Leabeater và Annie Besant. Nhưng thật ra sự việc không lúc nào đơn giản như vậy. Trong mỗi giai đoạn, Thánh đoàn chỉ phổ biến một phần nào của chân lý. Những vị giáo chủ, những bậc Thầy trong những giai đoạn sau mang đến cho thế gian nhiều chân lý mới hơn, hé lộ cho nhân loại những chân lý chưa phổ biến.
Viết về cái chết, đức D.K dành cả trăm trang trong các quyển sách của Ngài để dạy chúng ta về cái chết. Tập trung nhất là quyển Esoteric Healing. Nhiều người ngạc nhiên tại sao một quyển sách dạy về chữa bệnh lại giảng dạy về cái chết. Thật ra, chết chỉ là một sự việc bình thường trong diễn trình tiến hoá của nhân loại. Chúng ta đã từng chết bao nhiêu lần, nếu chúng ta có thể nhớ lại trong ký ức của linh hồn. Chết là sự chấm dứt một quá trình hay một giai đoạn của đời sống để bắt đầu một gia đoạn mới, một sự chuyển di tâm thức vào cõi giới mới. Đức D.K khẳng định với chúng ta rằng không có chết, đó chẳng qua chỉ là một sự chuyển di tâm thức từ cõi giới nầy sang cõi giới khác. Đó là sự bước vào một cõi giới rộng lớn hơn. Chúng ta thoát khỏi mọi sự ràng buộc trở ngại của thể xác vật chất. Với mỗi hạng người khác nhau cái chết họ trải qua cũng khác biệt.
Đối với người chưa tiến hoá, chết giống như một giấc ngũ và quên hết mọi chuyện, vì với họ thể trí chưa phát triển và kho ký ức của họ thì trống rỗng. Đối với một người bình thường, chết là sự tiếp nối của tiến trình sống, của những mối quan tâm và khuynh hướng của y trong cuộc sống trước đó. Y không nhận ra sự khác biệt nào cả. Y được chăm sóc cẩn thận và thường thì không nhận ra rằng mình đã chết. Đối với người xấu xa, ích kỷ độc ác, những kẻ phạm tội, và những người chỉ biết sống trong vật chất cuối cùng họ sẽ rơi vào trạng thái được gọi là “dính chặt với mặt đất” (earth-bound).Trong khi sống họ tất cả dục vọng ham muốn của họ gắn họ với trần gian, thì sau khi chết nó sẽ tiếp tục buộc họ gắn liền với nó, với mặt đất. Họ tìm kiếm một cách vô vọng mọi cách để tiếp xúc và trở lại trần gian. Trong một vài trường hợp khác, những người tốt bụng, hiền lành cũng rơi vào tình trạng nầy bởi vì lòng yêu thương của họ đối với những người ở lại, hoặc có những bổn phận, trách nhiệm mà họ chưa hoàn thành. Những điều nầy nầy cũng lôi cuốn họ ở lại trong cõi giới gần mặt đất. Đối với người đạo sinh, chết là bước ngay lập tức vào công việc phụng sự mà y từng quen thuộc. Chỉ có điều khác là bây giờ y có thể hoạt động 24 giờ liên tục chứ không phải như trước đây chỉ làm việc trong giấn ngũ.
Những giáo lý của đức D.K dạy gần gũi với những gì Ông C.W. Leadbeater viết hơn so với bà H.P. Blavatsky. Chúng tôi sẽ có loạt bài nói về bệnh tât và sự chết, căn cứ vào giáo lý của đức D.K.
Một điểm cuối cùng nói vế cái chết và luân xa chính là khi chết, linh hồn con người thoát ra thể xác theo ngã nào. Đức DK dạy rằng diễn trình chết trải qua ba giai đoạn:
– Giai đoạn hoàn nguyên (Restitution)
– Giai đoạn thải bỏ (Elimination)
– Giai đoạn tâm thức Devachan (Experience of Devachan)
Các thuật ngữ tiếng Việt trên chúng tôi tạm dùng để dịch các từ tiếng Anh trên. Ba giai đoạn nầy tương ứng với các giai đoạn con người rũ bỏ thế xác và thể dĩ thái (Restitution), thể tình cảm (Elimination), và Devachan. Ông La Văn Thu có lần nêu ý kiến ba giai đoạn của sự chết nầy có thể giải thích câu nói bí ẩn trong Đạo đức kinh của Lão tử “Sinh chi đồ, thập hữu tam; tử chi đồ, thập hữu tam“.
Trở lại giai đoạn hoàn nguyên, khi linh hồn con người rút ra khỏi xác thân lúc chết, đức D.K nói rằng có ba đường thoát chính :
– luân xa tùng thái dương
– luân xa đỉnh đầu
– luân xa tim
Khi xảy ra cái chết, áp lực của sinh lực tác động lên làm rách thể dĩ thái và tạo ra cửa thoát. Sinh lực sẽ tuôn ra khỏi cửa này dưới sức kéo tăng dần của linh hồn. Trong trường hợp con người chỉ biết sống quá thú tánh hay trẻ con, và người sống thiên vế vật chât thể xác và thể tình cảm, cửa rút lui là luân xa tùng thái dương. Người tiến hóa cao như các bậc đệ tử và đạo đồ, lý trí đã phát triển mạnh, lưới dĩ thái ở luân xa đỉnh đầu bị rách tạo thành lối thoát lúc chết.
Với người đồng cốt và những nhà nhãn thông bậc thấp thì lưới dĩ thái ở tùng thái dương đã bị bị rách sớm nên họ dễ dàng đi ra hay nhập vào cơ thể, họ bước vào cõi tình cảm nhưng không có ý thức rõ rệt. Họ không có tâm thức liên tục, và như thế không nối liền giữa sự sống ở cõi trần với những gì họ chứng kiến trên cõi trung giới.
Như vậy cái chết xảy ra qua hai cửa thoát:
– Luân xa tùng thái dương cho người còn sống thiên về tình cảm, vật chất, chưa khai mở trí tuệ.
– Luân xa đỉnh đầu cho người đã dùng lý trí và có khuynh hướng tinh thần.
Có một đường thoát thứ ba đang được dùng tạm thời, nằm ngay dưới luân xa tim dùng cho người trung bình, tốt bụng.
Nguồn: Minh triết mới