Luân xa (P9): Luân xa lá lách và tam giác prana
09:27 19/09/2017Prana của mặt trời được truyền đến địa cầu chúng ta qua trung gian các thiên thần (deva) cấp bậc rất cao màu vàng kim (golden hue).
Tóm tắt nội dung bài viết
Prana thái dương hay prana mặt trời
Prana hay là sinh lực là nguồn năng lượng xuất phát từ mặt trời giúp duy trì sự sống của muôn loài. Đức D.K nói rằng prana của mặt trời được truyền đến địa cầu chúng ta qua trung gian các thiên thần (deva) cấp bậc rất cao màu vàng kim (golden hue). Các Ngài tập trung các tia prana qua cơ thể của các Ngài và phóng xuất chúng đến đến địa cầu. Các Ngài tác động giống như một kính hội tụ năng lượng (burning glass). Các Ngài ở trong bầu khí quyển bên trên chúng ta, và đặc biệt tích cực hoạt động ở những khu vực như California và các quốc gia vùng nhiệt đới, nơi mà bầu khí quyển trong lành và khô ráo.
Prana của hành tinh
Các hành tinh (trái đất hay bất kỳ hành tinh nào khác) tiếp nhận prana thái dương, hấp thu những gì cần thiết cho sự sống của nó và thải ra những gì còn lại dưới dạng phát xạ gọi là prana hành tinh (planetary prana). Như vậy prana hành tinh là prana thái dương đã đi qua hành tinh, đã tuần hoàn qua thể dĩ thái của hành tinh, được truyền đến hành tinh trọng trược (physical planet), sau đó được thải ra dưới dạng một phóng xạ có bản chất tương tự như prana thái dương, cộng thêm vào đó tính chất đặc thù của hành tinh đó.
Con người cũng lập lại tiến trình tương tự trong cơ thể của mình. Y hấp thu prana hành tinh qua ba luân xa chính, tuần hoàn các prana trong cơ thể của mình, sau đó phóng xuất prana ra dưới dạng từ điễn của con người.
Đức D.K nói rằng trong cơ thể con người có ba luân xa chính yếu cho việc hấp thu prana:
– Luân xa nằm giữa hai bờ vai.
– Luân xa nằm trên luân xa tùng thái dương.
– Luân xa lá lách.
Hiện nay luân xa chính yếu để hấp thu prana là luân xa giữa hai bờ vai, còn luân xa nằm trên luân xa tùng thái dương gần như không hoạt động do lối sống văn phòng ít hoạt động của con người. Ba luân xa nầy tạo thành một tam giác cho việc hấp thu prana gọi là tam giác prana. Prana đi vào cơ thể xuyên qua một trong ba luân xa nầy, lưu chuyển ba lần quanh tam giác luân xa, sau đó thoát ra ở mặt còn lại của luân xa lá lách. Luân xa lá lách là luân xa chính trong việc hấp thụ prana vào trong cơ thể (assimilator)
Tam giác prana và việc hấp thu prana trong tơ thể người
Lá lách (lá lách và luân xa tương ứng của nó) giữ một vai trò trọng yếu trong việc hấp thụ prana. Tùy theo tình trạng khỏe mạnh hay không của lá lách và luân xa tương ứng của nó mà sinh lực prana sau khi được hấp thu sẽ được tăng cường lên hay gỉam đi (intensification or devitalization). Các luân xa nầy có hình dạng cũng giống các luân xa khác, có dạng hình hoa loa kèn hoặc một xoáy ốc, thu hút prana ở ngõ vào của luân xa. Sau khi lưu chuyển ba lần xung quanh tam giác prana thì prana thoát ra ở bề đối diện của luân xa lá lách, sau đó prana được phân phối đi khắp cơ thể, trước khi thải ra bên ngoài dưới dạng prana con người (human prana). Như vậy luân xa con người (human prana) chính là prana hành tinh sau khi luân chuyển trong cơ thể con người được phóng ra bên ngoài dưới dạng phát xạ, đã bao gồm thêm tính chất của riêng cá nhân đó. Mỗi người có một prana riêng của mình, mang đậm dấu ấn cá nhân của mình, người ta cũng gọi đó là từ điển cá nhân (bio-magnetism).
Nguồn: Minh triết mới