Loading...
Cộng đồng thiền Việt Nam

Chi hội phát triển cộng đồng thiền Việt Nam

Cộng đồng thiền Việt Nam

image-alt-text

NHỮNG VỊ THẦN ĐI ĐÂU?

NHỮNG VỊ THẦN ĐI ĐÂU?

17:44 01/10/2019

Hãy quay trở lại Ai Cập, tới Thung lũng của các vị Vua. Chúng ta đang bước vào hầm mộ của vua Ramses VI, vị pharaoh thứ 20, trong thời Đế Chế Mới. Hãy bước xuống và đi vào trong, tới tầng J, vào trung tâm của bức tường bên tay phải. Ở đây có một bức tranh làm chúng ta phải chú ý

Hình 1: Một phần trái đất trong cuốn Sách về Trái Đất, phần A, cảnh 7 trong hầm mộ của Vua Ramses VI.

Đây là một mảnh trong cuốn Sách về Trái Đất, phần A, Cảnh số 7. Bức tranh này có vài tầng thông tin nhưng chúng ta hãy tập trung vào phần chính.

Hình trung tâm của tổ hợp được sơn vàng. Tinh dịch đi ra từ dương vật của người đàn ông này đổ lên đầu của một người trái đất nhỏ bé. Điều gì đến trong tâm trí bạn? Nó cũng chính là điều các nhà Ai Cập học nghĩ!

Mọi thứ được mô tả ở đây giải thích một cách sáng rõ trên nền bê tông hiện đại rằng:

Hình ở trung tâm chính là mặt trời, vì vậy thân mình người đàn ông này được thếp vàng. Dương vật và tinh dịch ám chỉ việc truyền sự sống! Hãy nhìn lại bức tranh lần nữa nhé – Xuyên qua biểu tượng người đàn ông ở trung tâm bức phù điêu là một đường cung – Đó chính là một quỹ đạo. Quỹ đạo này đi qua luân xa 3 (Luân xa tùng thái dương), chính là một sự chỉ dẫn trực tiếp về số thứ tự quỹ đạo. Có hai hành tinh được thể hiện trên quỹ đạo này, một phía trước và một phía sau của biểu tượng người đàn ông.

Toàn bộ tổ hợp này rõ ràng đã khẳng định trên quỹ đạo của Trái đất (là quỹ đạo thứ ba từ Mặt trời) có hai hành tinh: Trái đất và một hành tinh nữa. Mặt trời hướng về phía Trái đất, là hành tinh có kích thước nhỏ hơn hành tinh phía sau Mặt trời. Hành tinh kia nằm chính xác đối xứng xuyên tâm với Trái đất của chúng ta qua Mặt trời, chính vì vậy ta không nhìn thấy nó! Hiển nhiên người Ai Cập đã tìm kiếm để xác minh những thông tin có được từ người Netheru. Vì thế nó còn tồn tại không chỉ trên tường các hầm mộ trong Thung lũng các vị Vua, mà còn ở cả thời của Pytagore Philolaus, người đã khẳng định rằng Hệ Mặt Trời của chú ta có nhiều hơn một hành tinh mà ông gọi là Trái Đất Đối Xứng (Counter-Earth).

Dưới đây là một vài sự thật đáng chú ý được ghi nhận bởi các nhà thiên văn:

 Vào sáng sớm ngày 25 tháng 1 năm 1672, Giovanni Domenico Cassini, giám đốc Đài quan sát Pari phát hiện ra gần sao Kim xuất hiện một cái bóng hình lưỡi liềm – đó là một chỉ dẫn rõ ràng cho thấy nguồn của nó là một hành tinh rất lớn chứ không phải là một ngôi sao. Ở thời điểm đó sao Kim cũng có hình lưỡi liềm, vì vậy đầu tiên Cassini giả định rằng cái mà ông nhìn thấy là một vệ tinh. Phần thân của nó kích cỡ rất lớn. Cassini ước tính rằng đường kính của nó cỡ một phần tư sao Kim.

Mười bốn năm sau, vào ngày 18 tháng 8 năm 1686, Cassini lại tiếp tục nhìn thấy cái bóng đó, sự kiện này được ghi lại trong nhật ký của ông.

 Ngày 23 tháng 10 năm 1740, chỉ ngay trước khi mặt trời mọc, một hành tinh kỳ bí được phát hiện bởi James Short, thành viên Hiệp Hội Hoàng Gia Anh đồng thời là một nhà thiên văn nghiệp dư. Khi chiếu ống kính viễn vọng về phía Sao Kim, ông thấy một “ngôi sao nhỏ” gần nó. Chĩa một ống kính khác về phía đó với mức phóng đại 50-60, nó trùng khớp với thước trắc vi, ông xác định rằng khoảng cách từ nó tới Sao Kim khoảng 10.2°. Khi đó trời trong và có thể nhìn thấy rõ Sao Kim, vì vậy Short quan sát “ngôi sao nhỏ” này ở mức phóng đại 240 lần, và ông vô cùng kinh ngạc khi khám phá ra rằng nó là một hành tinh cùng pha/quỹ đạo với Sao Kim. Điều này cho thấy Sao Kim và hành tinh kỳ bí kia đều được chiếu sáng bởi Mặt Trời của chúng ta, và hành tinh đó cùng cỡ với cái bóng lưỡi liềm đổ lên Sao Kim. Đường kính của hành tinh này khoảng bằng một phần ba Sao Kim.

Ánh sáng của hành tinh này không chói và rõ, nhưng đặc biệt sắc nét, các cạnh rõ ràng bởi thực tế là nó nằm gần Mặt Trời hơn Sao Kim. Một đường thẳng qua tâm của Sao Kim và hành tinh này tạo thành một góc khoảng 18-20° so với xích đạo của Sao Kim. Short quan sát hành tinh đó khoảng một giờ, nhưng vì trời sáng rõ dần lên nên từ sau 8h15 ông mất dấu của nó.

Quan sát tiếp theo được thực hiện ngày 20 tháng 5 năm 1759 bởi nhà thiên văn học Andreas Mayer tại Greifswald, Đức.

“Sự cố” bất thường trong quá trình hệ mặt trời vận hành rơi vào khoảng cuối thế kỷ mười bảy và tới giữa thế kỷ mười tám (gây hiện tượng Cực tiểu Maunder – Maunder minimum, là hiện tượng hiếm thấy vệt đen mặt trời trong năm mươi năm), gây ra bởi sự bất ổn định quỹ đạo của Trái Đất Đối Xứng (Hình 2).

Hình 2: Cực tiểu Mauder vết đen mặt trời được ghi nhận trong lịch sử 400 năm

Năm 1761 là năm quan sát thấy nhiều nhất. Trong vài ngày liên tiếp: 10, 11, 12 tháng 2 có báo cáo thấy một hành tinh (vệ tinh của Sao Kim) bởi Joseph Louis Lagrange từ Marseilles, sau là giám đốc Học viện Khoa học Berlin; ngày 3,4,5,11 tháng 3 hành tinh này lại được quan sát thấy bởi Jacques Montaigne, thành viên Cộng đồng Limoges; cùng tháng 3, ngày 15, 18, 29, Monbarreaux của Auxerre, Pháp cũng thấy trong kính viễn vọng của mình một phần thiên thể mà ông cho rằng đó là “vệ tinh của Sao Kim”. Tám lần quan sát thầy hành tinh này vào tháng Sáu, Bảy, Tám cũng được báo cáo bởi Redner từ Copenhagen.

Năm 1764, hành tinh bí ẩn này được nhìn thấy bởi Roedkier. Ngày 3 tháng 1 năm 1768, nó được Christian Horrebow từ Copenhagen nhìn thấy.

Quan sát sau cùng là vào ngày 13 tháng 8 năm 1892. Nhà thiên văn học Mỹ ông Edward Emerson Barnard phát hiện gần Sao Kim (nơi mà không ngôi sao nào tương thích được nhìn thấy) xuất hiện một vật thể không xác định ở cường độ sao thứ bẩy. Rồi sau đó hành tinh này đi về phía sau Mặt Trời. Một loạt những ước tính về kích thước quan sát được cho thấy hành tinh này cỡ khoảng một phần ba đến một phần tư Sao Kim.

Độc giả có lẽ cảm thấy lúng túng, phản đối các kết quả của thiên văn học hiện đại và sự thăm dò thực sự đã đi xa hơn Hệ Mặt Trời, vì vậy hãy để chúng tôi làm rõ chúng đúng cách.

Hình 3- Hệ Trái Đất – Mặt trời – Trái Đất Đối Xứng.

Hình 4: Hệ Trái Đất – Mặt trời – Trái Đất Đối Xứng.
Phần khuất sau Mặt trời, ước tính bằng 10 lần quỹ đạo hành tinh Mặt Trăng hoặc 600 lần đường kính Trái Đất.

Một điểm quan trọng là những nhà nghiên cứu nghiệp dư thường không để ý rằng những tàu thăm dò bay qua không gian không “nhìn thấy mặt kia”. Để bảo dưỡng định kỳ và sửa lỗi đó, những “con mắt điện tử” của các thiết bị không gian được điều hướng về phía những hành tinh xác định nào đó để định danh, như là Sao Canopus[1] chẳng hạn.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Trái Đất Đối Xứng là rất lớn, hãy luôn nhớ là kích thước của Mặt Trời khiến rất nhiều thiên thể bị che khuất trong không gian phía sau nó và đã tồn tại như vậy trong một khoảng thời gian dài. Hãy nhìn vào Hình 5 để hình dung bức tranh.

Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,600,000km và khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất Đối Xứng cũng vậy, vì nó cùng quỹ đạo với Trái Đất và ở phía sau Mặt Trời. Đường kính của Mặt Trời là 1,390,600 km, tức 109 lần đường kính Trái Đất (tương đương khoảng 12,756 km). Nếu chúng ta cộng khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời và Mặt trời đến Trái đất Đối Xứng, cộng thêm đường kính của Mặt trời nữa, ta sẽ có tổng khoảng cách từ Trái đất đến Trái đất Đối Xứng là 300.590.600 km. Chia khoảng cách này cho đường kính Trái đất, ta được 23,564,75.

Bây giờ, hãy đưa ra hình ảnh thu nhỏ, giảm kích thước Trái Đất xuống một thành vật thể có đường kính một mét (tức là tỷ lệ 1: 12.756.000) để xem Trái đất Đối Xứng so với nó trông thế nào. Hãy lấy một quả cầu đường kính một mét khác. Nếu chúng ta đặt quả cầu đầu tiên (Trái đất) ngay trước ống kính máy ảnh, chúng ta sẽ cần đặt một quả cầu khác cách xa 23 km 564,75 mét theo tính toán của chúng tôi. Rõ ràng ở khoảng cách đó, quả cầu thứ hai (Trái Đất Đối Xứng) trong bức tranh sẽ rất nhỏ, đến mức gần như vô hình. Bất kể định nghĩa của máy ảnh và kích thước của khung hình thế nào đều không thể nhìn thấy cả hai quả cầu trên ảnh đồng thời, đặc biệt nếu ở giữa chúng có một nguồn sáng mạnh như Mặt trời với đường kính 109 mét! Do đó, khi xem xét khoảng cách, kích thước tương đối và độ sáng Mặt trời, cũng như thực tế là con mắt của khoa học bị hướng vào nơi khác, thì không có gì đáng ngạc nhiên khi không phát hiện ra Trái Đất Đối Xứng.

Phần không gian vô hình phía sau Mặt Trời, tính cả hào quang của nó, bằng mười lần quỹ đạo Mặt Trăng, hoặc gấp 600 lần đường kính Trái đất. Do đó, có quá nhiều chỗ cho hành tinh bí ẩn này ẩn náu. Các phi hành gia bay lên Mặt trăng sẽ không thể nhìn thấy hành tinh này. Để làm được điều đó, họ phải đi xa hơn tới 10 đến 15 lần.

Để thuyết phục một lần và mãi mãi rằng chúng ta không đơn độc trong vũ trụ, cũng như những “người anh em cùng huyết thống Tâm Trí” ở rất gần, nhưng không phải là nơi các nhà thiên văn học ngó tới, ta cần chụp ảnh phần thích hợp của quỹ đạo Trái đất. Kính viễn vọng không gian SOHO chụp ảnh liên tục Mặt trời nhưng ở quá gần Trái đất và về nguyên tắc không thể nhìn thấy hành tinh phía sau Mặt trời (Hình 5), trừ khi nó dịch chuyển vị trí của mình một lần nữa như đã làm vào cuối những năm 1600 đầu 1700 do bão từ mặt trời mạnh.

Hình 5: Vị trí Kính viễn vọng SOHO đối với Mặt Trời và Trái Đất Đối Xứng

Hình 6: Hành tinh Sao Hỏa và vệ tinh Phobos của nó. Góc phải hình này là ảnh một vật thể hình điếu thuốc cạnh vệ tinh Phobos, được chụp bởi vệ tinh Phobos 2. Ước tính mặt trăng có kích thước 20x20x18km, từ đó bạn có thể đo kích thước khổng lồ của vật được chụp.

Tình huống này có thể được giải thích bởi hàng loạt những tấm ảnh được chụp từ các tàu thăm dò trên quỹ đạo quanh Sao Hỏa, nhưng góc nhìn và độ phóng đại cần thích hợp, bằng không sự thám hiểm lại bị ngưng trệ lần nữa. Sự bí mật của Trái Đất Đối Xứng đã bị che phủ trước chúng ta không chỉ bởi không gian rộng lớn ngoài kia, hay sự mù quáng và thờ ơ của khoa học, điều đã ghi trong lịch sử nói với ta, mà nó còn bị che đậy bởi một bàn tay vô hình nào đó.

Trong bối cảnh này, ta có thể đoán sự mất tích của tàu thám hiểm không gian Phobos 1 hoàn toàn có thể do nó đã trở thành một “nhân chứng không đúng lúc”. Con tàu này được phóng lên từ Trạm Vũ Trụ Hòa Bình (Baikonur) ngày 7 tháng 7 năm 1988, đã tới được quỹ đạo mà nó được lên kế hoạch và đã bắt đầu chụp những bức ảnh Mặt trời theo lập trình. 140 bức ảnh X-quang Mặt Trời đã được chuyển về Trái đất, và nếu tàu Phobos 1 vẫn tiếp tục chụp thì nó có thể đã có thể bắn một phát súng mở màn cho một khám phá lịch sử. Nhưng năm 1988 khi mà sự khám phá này đáng ra được thực hiện thì các báo chí trên khắp thế giới nhận được tin mất kết nối với tàu Phobos 1.

Số phận của tàu Phobos 2 được bắn đi ngày 12 tháng 7 năm 1988 cũng tương tự, mặc dù nó đã được chỉ huy để tới vùng lân cận của Sao Hỏa – có lẽ vì nó chưa chụp được tấm nào về Mặt Trời. Ngày 28 tháng 3 năm 1989, mặc dầu nó đã tiếp cận được tới được mặt trăng Sao Hỏa, kết nối với tàu thăm dò lại bị mất. Bức hình cuối cùng được gửi về mặt đất cho thấy một vật thể hình điếu thuốc khổng lồ rõ ràng đã làm chệch hướng tàu Phobos 2 (hình 6). Những sự kiện này đi xa khỏi tất cả “điều kỳ lạ” diễn ra trong Hệ Mặt Trời của chúng ta, những điều mà các nhà khoa học chính thống đều giữ im lặng.

Sự phán xét là của bạn. Nhà vật lý học thiên văn Kirill Butusov đã phải thốt lên rằng:

“Hàng loạt các thông tin về những sao chổi bất thường đã chỉ ra sự hiện diện của một hành tinh đằng sau Mặt trời và hành vi hữu ý của các thế lực nhất định liên kết với nó. Những sao chổi này thỉnh thoảng đi ra phía sau Mặt trời mà không thấy xuất hiện lại, như thể chúng là tàu không gian. Hoặc một ví dụ rất thú vị khác – năm 1956, sao chổi Arend-Roland được phát hiện trong một dải tần số. Bức xạ của nó đã bị các nhà thiên văn vô tuyến bắt được. Khi sao chổi Arend-Roland xuất hiện từ phía sau Mặt trời, nó có một hệ thống truyền tín hiệu ở đuôi hoạt động trong bước sóng khoảng 30 mét. Sau đó, hệ thống truyền tín hiệu này bắt đầu hoạt động ở bước sóng nửa mét, tách khỏi sao chổi và quay trở lại phía sau Mặt trời. Thêm một sự thật đáng kinh ngạc là các sao chổi tạo ra những chuyến bay thám hiểm ngắn qua lần lượt các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.”

Điều này còn hơn cả sự tò mò, nhưng chúng ta không nên lạc đề và hãy quay trở về quá khứ.

Vật hình bán nguyệt xuất hiện sau Mặt Trời chính là hành tinh thứ mười hai đang bị thiếu để tạo ra bức tranh ổn định và hài hoa cho cấu trúc Hệ Mặt Trời theo văn bản cổ xưa. Người Sumer tình cờ tuyên bố rằng “Các vị Thần của Trời và Đất” đến Trái Đất từ hành tinh thứ mười hai trong Hệ Mặt Trời.

Cần nhấn mạnh rằng vị trí của hành tinh này trong đường quỹ đạo của chúng ta ở sau Mặt Trời là nơi có bầu khí quyển thích hợp cho sự sống, trái với hành tinh Marduk (theo Sitchin[2]) có chu kỳ quỹ đạo là 3.600 năm. Quỹ đạo này vượt ra ngoài “vành đai sự sống” và trong giới hạn của Hệ mặt trời thì sự sự sống ở đó là không thể. Một sự kiện như vậy thật khó để được thừa nhận – nhưng rồi mọi thứ bắt đầu dần đi vào vị trí của nó. Vì vậy kết luận đầu tiên từ những gì đã nêu trên, ta nên chú ý vào điểm nổi bật là “nguồn gốc” những trí tuệ cổ xưa có vẻ bắt đầu từ người ngoài hành tinh! Điều này buộc chúng ta phải đánh giá lại hoàn toàn thái độ của mình với các tác phẩm cổ xưa còn sót lại vì chúng có thể chứa thông tin vô giá về thế giới quanh ta, về nhân loại, lịch sử thực sự của Trái đất và tổ tiên đáng kinh ngạc của mình.

Nếu một số độc giả có cảm giác rằng đây là một cuốn tiểu thuyết giả tưởng và vẫn còn nghi ngờ về khả năng tổ tiên xa xôi của chúng ta có hiểu biết khoa học sâu sắc, vậy hãy cùng tóm tắt ngắn gọn để thuyết phục chúng ta rằng những ý tưởng của người xưa mang tính khoa học rất cao, ít nhất là ở điểm khởi nguồn.

[1] [Wikipedia] Canopus là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Carina và là ngôi sao sáng thứ hai trên thiên cầu. Canopus là một sao siêu khổng lồ có cấp sao biểu kiến -0,62m và cách Trái Đất 313 năm ánh sáng. Theo thần thoại Hy Lạp, Canopus là người cầm đầu đạo quân của vua Menelaos, còn theo thiên văn học phương Đông, Sao Canopus có nghĩa là Nam Cực Lão Nhân (ông Thọ phương Nam).

[2] [Wikipedia] Zecharia Sitchin (11/7/1920 –9/10/ 2010) là tác giả của những cuốn sách giả thuyết về nguồn gốc con người liên quan đến các phi hành gia cổ đại. Sitchin cho rằng một chủng tộc người ngoài hành tinh từ một nơi bên ngoài Sao Hải Vương, gọi là Nibiru đã kiến tạo ra văn hóa Sumer cổ đại cho Anunnaki. Ông khẳng định rằng thần thoại Sumer cho thấy hành tinh giả thuyết Nibiru này quay trên một quỹ đạo hình elip dài khoảng 3.600 năm quanh mặt trời. Sách của Sitchin đã bán được hàng triệu bản trên toàn thế giới và đã được dịch sang hơn 25 ngôn ngữ. Tuy nhiên những ý tưởng của ông bị các nhà khoa học và học giả từ chối.

 


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

Đăng ký hướng dẫn Thiền cơ bản

Loading...
Logo-vmc
TRUNG TÂM THIỀN ĐỊNH:
- Số 116 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Chị Khánh:  

‎0981956875

Chị Thủy:  

‎0981956820

Facebook:

facebook.com/congdongthienVietNam

TIN TỨC NỔI BẬT

© 2024 Copyright by IT AUM