Tiêm chủng – Sự thực đằng sau sự huyền bí
10:51 29/11/2016Immunization – The reality behind the myth
Tác giả: Walene James
Người dịch: Hoàng Sơn Trường
Dưới đây là một vài trích đoạn trong cuốn sách Tiêm chủng – Sự thực đằng sau sự huyền bí …
Trong nền văn hóa của chúng ta, việc chữa lành và sức khỏe đã trở nên đồng nghĩa với công việc của ngành y và cách mà nó quản lý việc dùng thuốc, phẫu thuật, xạ trị, và tiêm chủng.Cái nghi thức cuối cùng này là tiêu điểm của cuốn sách của chúng tôi. Nó được chọn, thứnhất bởi một sự chống đối cá nhân đối với luật tiêm chủng bắt buộc ở bang Virginia; thứ haibởi trong số các thực hành của y học hiện đại thì cái “nghi thức” này là cái mà được làm theomột các mù quáng và ráo riết nhất; và thứ ba, những giả định mà việc thực hành này dựa trêncũng là những giả định đằng sau hầu hết những sự phá hoại và lãng phí của y học hiện đại.Những sự phá hoại và lãng phí này còn vươn xa khỏi biên giới của y học.
Thành tựu của y học đã trở nên phổ thông tới mức ta không khó để bắt gặp các bài tán dươngvề một khía cạnh nào đó của nó trên các trang báo hay tạp chí – ví dụ, các lời khuyên của bácsĩ; các “đột phá” của y học; những lời cường điệu về những chứng bệnh đã được cứu chữabởi các công nghệ y học tiên tiến; việc cấy ghép nội tạng; và những liên tưởng tới tương laibao gồm những công nghệ nghe rất hấp dẫn như sinh sản vô tính, giữ lạnh, v.v… Ngay cảnhững vấn đề của y tế, như là việc gia tăng chi phí, cũng được thảo luận như thể các nguyênnhân thực là thứ yếu, ví dụ như việc gian lận hóa đơn, sự chia chác tiền thù lao, các cuộcphẫu thuật không cần thiết, hay các bác sĩ phẫu thuật kém trình độ. Liệu có khi nào chúng tanghĩ rằng vấn đề thực có thể đang nằm trong chính hệ thống y tế, các giả định cơ bản của nóvề bản chất của con người và, đặc biệt là, sự liên quan của con người đối với các hoàn cảnhcủa sức khỏe và bệnh tật? Do bởi vai trò độc quyền của nghề y trong hệ thống chăm sóc sứckhỏe hiện tại, những giả định này đang được tích hợp một cách chặt chẽ trong nền văn hóa của chúng ta.
Và sự thông thái của nền văn hóa của chúng ta quảng bá rằng bệnh tật là một tai họa xấu xa, một kẻ thù nguy hiểm cần bị tấn công và tiêu diệt. Vắc – xin, do đó, là những vũ khí kỳ diệu, đánh tan tác những kẻ xâm lược và cứu chúng ta khỏi việc bị nô dịch. Chúng là một trong những vị anh hùng trong cuộc vật lộn không ngừng nghỉ của con người chống lại sự hăm dọa đến từ sự ốm bệnh, sự tật nguyền, và cái chết.
Bác sĩ William Albrecht nói với chúng ta. Nếu bạn uống nước, nó đi trực tiếp vào máu của bạn qua dạ dày. Nhưng nếu bạn ăn chất béo, chúng di chuyển vào hệ thống bạch huyết của bạn. Khi bạn dùng các chất khác như carbohydrate và protein, chúng đi vào ruột, và từ đó được chuyển qua gan – như là một cơ quan kiểm duyệt hóa chất – trước khi vào máu và lưu thông khắp cơ thể. Hầu hết các huyết thanh tiêm chủng của bạn là protein, và không được kiểm duyệt bởi gan. Kết quả là tiêm chủng có thể là một cú sốc rất lớn đối với cơ thể”.
Việc tiêm các chất ngoại lai – vi – rút, các độc tố và protein lạ – vào máu, tức việc tiêm chủng, đã được cho là có liên quan tới các bệnh và các rối loạn của máu, não, hệ thần kinh và da. Những bệnh hiếm gặp như bệnh sởi không điển hình và sốt khỉ cũng như các rối loạn nổi tiếng như lão hóa sớm và dị ứng có liên quan đến tiêm chủng. Cũng được kết nối với tiêm chủng là các bệnh như ung thư, bệnh bạch cầu, tê liệt, bệnh đa xơ cứng, viêm khớp, SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) [6], và gần đây nhất, AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch)
…
- Phản ứng phụ của vắc – xin MMR (sởi, quai bị và rubella), và bại liệt có thể gây ra các bệnh lý sau: tổn thương não; tê liệt; viêm dây thần kinh; bệnh về mạch bạch huyết; viêm tinh hoàn và tuyến gần tai; điếc một phần; rối loạn, phát ban, đau, cứng, ngứa, và sự đổi màu da; bệnh về máu; dị ứng; viêm khớp; và hội chứng mệt mỏi mãn tính.
- Vắc – xin DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván) có thể gây ra “sốt trên 39 độ, co giật … thay đổi ý thức, triệu chứng thần kinh tập trung, la hét từng đợt; … sốc, suy sụp, ban xuất huyết giảm tiểu cầu”. Trong mục “Tác dụng phụ và phản ứng có hại” liệt kê: “1. Sốt 40,5 độ hoặc cao hơn; 2. Suy sụp với sự phục hồi nhanh chóng 3. Suy kiệt và mệt lử kéo dài và tình trạng giống như bị sốc; 4. Khóc thét từng đợt … ; 5. Co giật phân lập có hoặc không có sốt; 6. Tổn thương não với những thay đổi về ý thức, triệu chứng thần kinh khu trú, và co giật có hoặc không có thâm hụt thần kinh và / hoặc tâm thần vĩnh viễn; 7. Giảm tiểu cầu ban xuất huyết (rối loạn máu và da). Sự xuất hiện của hội chứng đột tử trẻ sơ sinh [SIDS] đã được báo cáo sau khi dùng DPT.”
Tóm tắt nội dung bài viết
Các ảnh hưởng lâu dài
Vậy còn những ảnh hưởng lâu dài và tinh tế của tiêm chủng? Bởi vì việc chứng minh và xác định chính xác về số lượng là rất khó khăn nên hầu hết các bác sĩ bỏ qua chúng. Tuy nhiên không chỉ có những bằng chứng suy luận cho những tác động này, mà còn có những bằng chứng khoa học khá “cứng”. Hãy ghi nhớ rằng việc tiêm chủng đã được giới thiệu trên quy mô lớn trong thế kỷ trước, trước sự phát triển của sinh học phân tử và việc phát hiện ra rằng hệ miễn dịch bao gồm cả não bộ – tâm trí.
Điều này có nghĩa là trạng thái của tâm trí – thái độ, cảm xúc, và niềm tin – trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Trong thực tế, bộ não đã được gọi là cơ quan miễn dịch chính yếu. Điều này có ý nghĩa sâu sắc đối với bất kỳ loại hình điều trị y tế cưỡng chế như tiêm chủng bắt buộc. Mặc dù nhiều bác sĩ, ngay cả trong thế kỷ trước, lên án tiêm chủng là có hại, chỉ gần đây chúng ta mới có những bằng chứng cụ thể cho thấy rằng tiêm chủng gây ra tổn hại đối với hệ miễn dịch, hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống thần kinh tự trị, và sự kết nối tinh thần, tâm trí và cơ thể. Hãy bắt đầu bằng cách nhìn vào các bằng chứng chỉ ra những thiệt hại đối với hệ miễn dịch.
Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng: bằng cách tiêm vào mạch máu một loạt các vật liệu của vi – rút và vi khuẩn, nhân loại đã thực sự tham gia vào một thử nghiệm lớn trong kỹ thuật di truyền. Các hậu quả của nó sẽ được nhận ra ở các thế hệ như là các tế bào chứa vi – rút tiềm ẩn, và các tế bào khác mà có DNA đã bị thay đổi, bắt đầu gây ra những hậu quả không thể tránh khỏi bởi sự có mặt của chúng.
Một vài số liệu thống kê
Mỹ
Các triệu chứng Postencephalitic được coi là nguyên nhân của bạo lực bao gồm: (1) dễ rơi vào thất vọng và “những rung động không kiểm soát được”; (2) chai sạn tình cảm – không có khả năng cảm nhận và thông cảm với những người khác; và (3) xấc lược một cách trơ tráo và đam mê với bạo lực và tội ác. Bởi vì những khuyết tật về cảm xúc này được biểu hiện trong một dải từ gần như bình thường đến bệnh lý, đối với mỗi chứng Postencephalitic được tập hợp, thì vẫn còn hàng trăm trường hợp khác vẫn còn tự do.
Chúng ta hãy xem xét một vài số liệu thống kê, mà có thể gợi ý những khuyết tật nói trên được thể hiện như thế nào trong bối cảnh xã hội. Tỷ lệ giết người tăng gấp đôi từ năm 1960 đến năm 1980. Từ năm 1970 đến 1980 việc phóng hỏa tăng 325 %. Các trường hợp hãm hiếp được báo cáo chính thức đã tăng năm lần trong 25 năm. Giữa năm 1969 và năm 1979, tội phạm vị thành niên nữ tăng từ 12 % đến 48 %, xấp xỉ tỷ lệ thanh thiếu niên nam. Phụ nữ phạm pháp và bạo lực một cách chưa từng có. Từ năm 1976 đến năm 1986, các báo cáo về lạm dụng trẻ em tăng 200 %. Giữa năm 1977 và năm 1988, dân số nhà tù của Mỹ tăng gấp đôi; ở California, nó tăng gấp ba lần [62]. Bây giờ chúng ta có tỷ lệ tội phạm bạo lực cao nhất trong các nước công nghiệp [63]. Chúng ta cũng có “những đứa trẻ được tiêm chủng tốt nhất trong lịch sử” [64].
Những giải thích cho làn sóng ngày càng tăng của bạo lực xã hội và sự “chậm phát triển năng lực” đã gần như hoàn toàn thuộc về tâm lý và xã hội học. Điều này là chệch hướng, Coulter cho thấy, chủ yếu bởi vì nó không bao gồm các yếu tố khác như sự đóng góp của chứng viêm não sau khi tiêm vắc xin đối với các yếu tố xã hội và tâm lý được nghiên cứu.
Nhật Bản
Nhà báo điều tra Neil Miller cho biết. “Tại Nhật Bản, trẻ em mắc chứng tự kỷ đầu tiên được chẩn đoán trong năm 1945”. Sau chiến tranh, khi Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản, chương trình tiêm chủng bắt buộc được thành lập. “Ngày nay, có hàng trăm trường hợp mới được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ ở trẻ em Nhật Bản mỗi năm”
Anh và Châu Âu
Các mô hình tương tự xuất hiện ở châu Âu và Anh: Trong những năm 1950, châu Âu bắt đầu chủng ngừa bệnh ho gà; trong thập kỷ đó, các trường hợp đầu tiên của bệnh tự kỷ xuất hiện. Ở Anh vắc – xin ho gà không được quảng bá trên quy mô lớn cho đến cuối những năm 1950. Năm 1962, Hiệp hội quốc gia vì trẻ em mắc chứng tự kỷ ở Anh được thành lập”
Các số liệu khác
Một trong những nhà vi khuẩn học hàng đầu của thời đại, giáo sư Vi khuẩn học tại trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới Lon Đôn, Ngài Graham S. Wilson đã viết trong cuốn sách Sự nguy hiểm của chủng ngừa của ông: Những rủi ro kèm theo việc sử dụng vắc – xin và huyết thanh đã không được nhận ra một cách đúng đắn. Cố bác sĩ J.R. Hutchinson ở Bộ Y Tế đã thu thập các hồ sơ của những vụ tai nạn miễn dịch nghiêm trọng trong những năm chiến tranh, và đã cho tôi xem. Tôi đã hoàn toàn ngạc nhiên khi thấy một số lượng lớn các trường hợp tử vong trong cả dân sự và quân sự, và rõ ràng là do họ đã cố gắng tiêm vắc – xin để chống lại một số bệnh tật nào đó. Tuy nhiên, chỉ rất ít trong số này được đề cập đến trong các tạp chí y khoa …. Và hơn nữa, khi thấy những tai nạn như vậy có thể đã diễn ra trong 60 hoặc 70 năm trở lại đây, ta bỗng nhận ra rằng một tỷ lệ rất nhỏ đã được mô tả trong Y văn của thế giới” [86]. Từ Tây Đức chúng ta đọc về nhiều thương vong do tiêm phòng. Một người đọc đã viết cho tờ Organic Consumer Report (ngày 13 tháng sáu năm 1968) đề cập đến một bài báo xuất hiện trên tạp chí Medical World trong đó nói rằng khoảng 3.000 trẻ em mỗi năm phải chịu đựng tổn thương não dưới những mức độ khác nhau như là kết quả của việc tiêm phòng bệnh đậu 42 mùa. Cũng người này đề cập đến một tạp chí y học khác, trong đó bác sĩ G. Kittel báo cáo rằng trong năm trước việc tiêm phòng bệnh đậu mùa gây thiệt hại cho thính giác của 3296 trẻ em ở Tây Đức, và 71 em đã trở nên hoàn toàn điếc. Việc mất thính lực đã được báo cáo bởi Bác sĩ William Albrecht, người đã nói trong bài viết được trích dẫn ở đầu chương này rằng một mũi thương hàn đã làm cho ông điếc một bên tai cũng như ốm nặng tại thời điểm tiêm.
Các cuộc phỏng vấn với hơn 100 phụ huynh của trẻ bị thương tổn do vắc xin và những câu chuyện theo sau được báo cáo trong quyển sách DPT- Mũi tiêm trong bóng tối (DPT – A Shot in the Dark) của Harris L. Coulter và Barbara Loe Fisher. Một vài trong số các cuộc phỏng vấn được công bố một cách chi tiết; tất cả đều đau lòng. Những em bé khỏe mạnh, xinh đẹp, bị chết hoặc thương tật vĩnh viễn. Một bà mẹ, ví dụ, có con trai đã chết 33 giờ sau khi tiêm mũi DPT đầu tiên, đối chất với bác sĩ nhi khoa của mình và đã gặp phải sự từ chối, mặc dù cô đã chỉ ra với ông rằng đứa con trai đầu của cô đã có phản ứng tương tự sau mũi tiêm của ông. Các nhân viên điều tra cũng đã cố gắng để từ chối bất kỳ sự liên quan nào, viết trên giấy chứng tử “tử vong do sốc không hồi phục” ngay cả sau khi người mẹ đã giải thích chi tiết những gì xảy ra. “Ông ta nói rằng ông không thể viết ra trên giấy chứng tử rằng Richie đã chết từ một phản ứng với DPT vì ‘quan điểm của nhà nước về tiêm chủng sẽ bị đảo lộn’”
Mối liên hệ Tinh thần – Tâm trí – Cơ thể
Nếu tôi nói rằng việc ốm bệnh ở trẻ em có thể được hiểu như là những khủng hoảng dẫn đến sự lành lặn, là các cơ hội để làm sạch và chữa lành cơ thể? Nếu tôi thêm rằng việc ngăn chặn bệnh tật ở trẻ thông qua tiêm chủng có thể dẫn đến các vấn đề sau này như bệnh xơ cứng, bệnh thoái hóa (ung thư, viêm khớp dạng thấp, bệnh đa xơ cứng, vv …)? Sự hiểu biết này về sự viêm nhiễm cũng tương tự như nhiều trường phái chữa bệnh tự nhiên như Thiên Nhiên Liệu Pháp cổ điển và Vi Lượng Đồng Căn. Nhưng bây giờ, nếu tôi nói thêm rằng các bệnh thời thơ ấu là cơ hội để “rèn luyện” hệ miễn dịch, “trưởng thành trong cam go”, theo đó “cái tôi cao thượng [linh hồn] tổ chức lại cơ thể sao cho phù hợp với những lý tưởng tinh thần” [79]? Bệnh tật do đó có thể được xem như là một kinh nghiệm biến đổi tích cực. Vai trò của bác sĩ là hỗ trợ cơ thể với các loại thuốc vi lượng đồng căn và hướng tâm trí của bệnh nhân về sự tỉnh thức, về những gì cần phải được thực hiện trong ý thức, tức là, tiếp thu các bài học mà căn bệnh đang cố gắng để dạy. Tôi lại thêm rằng nếu linh hồn không hiện diện tại biên giới của sự miễn dịch (nơi cái ta tiếp giáp với cái ngoại lai), thì sự hỗn loạn sinh học bùng phát và bệnh tật phát triển [80]? Đây là một vài trong số các ý tưởng của y học tâm linh, được thành lập vào đầu những năm 1920 bởi nhà khoa học và nhà tâm linh người Áo Rudolf Steiner. Thuốc của y học tâm linh không phải là một sự thay thế cho mô hình y tế phương Tây đang thịnh hành mà là một sự mở rộng của nó để có thể bao gộp cả linh hồn và tinh thần. Nếu không có sự bao gộp này thì thuốc sẽ vẫn là một “công nghệ vô hồn mà chỉ có loại bỏ các triệu chứng” [81].
Chủng ngừa có hiệu quả?
Có phải vắc – xin bảo vệ chúng ta khỏi các căn bệnh? Câu hỏi này nhìn bề ngoài có vẻ như là ngớ ngẩn, bởi sự biến mất gần như hoàn toàn của nhiều bệnh truyền nhiễm mà vắc – xin đang được kể công. Tuy nhiên nếu ta nhìn gần hơn vào sự hiệu quả của vắc – xin, cũng như đánh giá một số các phương pháp thu thập và diễn giải số liệu thống kê, ta sẽ thấy một số khác biệt thú vị.
Một số nhà nghiên cứu, bao gồm cả nhà sinh vật học lừng danh Rene Dubos, đã chỉ ra rằng các bệnh truyền nhiễm biến mất như là kết quả của việc vệ sinh môi trường và nguồn nước công cộng. Các nhà nghiên cứu khác đã bao gộp cả việc cải thiện vệ sinh cá nhân và việc phân phối tốt hơn và gia tăng tiêu thụ các loại trái cây tươi và rau quả [3]. “Khi bác sĩ Jonathan Miller được phỏng vấn trên chương trình Dick Cavett (ngày 04 tháng 2 năm 1981), ông đã chỉ ra rằng việc cải thiện hệ thống thông gió, thoát nước, cùng với chế độ dinh dưỡng, là các yếu tố quyết định chính cho sự suy giảm tỷ lệ tử vong. (Ông cũng cho biết, trong 50 năm qua y học hiện đại đã có một đóng góp không đáng kể đối với sức khỏe và tuổi thọ của con người; và các chi phí rất lớn dành cho việc phát triển và quản lý các phương pháp điều trị đã hầu như không phát huy tác dụng).
Một điều lưu ý
Chúng ta đang ở vào thế hệ thứ hai của một dân số bị thương tổn do vắc – xin, do đó sữa mẹ có thể không chứa các kháng thể đặc hiệu cho các căn bệnh mà em bé có thể mắc phải. Khi mà khả năng miễn dịch tự nhiên không được phép phát triển (do tiêm phòng), các bà mẹ không thể truyền trao các yếu tố bảo vệ này cho em bé. Bằng chứng: trong năm 1993, hơn 25 % các trường hợp bệnh sởi đã xảy ra ở trẻ dưới một năm tuổi. “Các quan chức CDC thừa nhận tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn và quy nguyên nhân cho số lượng lớn các bà mẹ được tiêm phòng trong những năm 1960, 70, và 80”
Một vài hạn chế của góc nhìn y khoa (hay phép chữa đối chứng)
- Trong trường Y tâm điểm của việc học hỏi là một tử thi, một cơ thể đã chết. Do vậy, những quá trình sống và những mô hình năng lượng của một cơ thể sống không còn, và sinh viên thường có khuynh hướng nghĩ về cơ thể theo dạng cố định và máy móc.
- Sự tập trung một lần nữa là vào sự mổ xẻ và phân tích mô; mối quan hệ của các bộ phận với tổng thể, do đó, có xu hướng bị lãng quên. Những thiếu sót về cách nhìn nhận này – mà cũng áp dụng cho phần 3 ở dưới – được ngụy trang bởi ngôn ngữ bí truyền – các thuật ngữ trong ngành y. Đây là một phần của cái tiến trình “xa lạ hóa” 188 đã tạo nên cái “thẩm quyền” của ngành y. Một đôi lần tôi đã nói một cách ‘xấc xược’ rằng việc đào tạo y khoa chủ yếu là việc học một vài kỹ năng và lập trường quan điểm và rồi khoác cho nó những ngôn từ khó hiểu.
- Có lẽ cái thiếu sót quan trọng nhất trong cách nhìn của ngành y là việc nhận định rằng bệnh tật là một kẻ thù cần phải chiến đấu bằng vũ khí, đó là, thuốc và vắc – xin. Một số tác giả đã chỉ ra rằng các trường Y ở Mỹ được trợ cấp bởi các tổ chức và quỹ tài trợ của ngành công nghiệp thuốc trị giá hàng tỷ đô la, và rằng cũng ngành công nghiệp đó tiêu trung bình khoảng 6000 đô la một năm cho một bác sỹ ở Mỹ để cho anh ta hay cô ta kê đơn thuốc của mình [5]. Với một sự lệch lạc từ bên trong như thế, liệu ta còn phải hỏi tại sao nghề y luôn hướng tới bệnh tật thay vì sức khỏe, và tại sao chúng ta lại tiêu tốn hơn 30 đến 40 % trong việc chăm sóc sức khỏe so với bất cứ nước nào khác trên thế giới?[6] Năm 1993, chi phí này sẽ vượt qua 1000 tỷ đô la [7].
Ngăn ngừa sự lường gạt
Làm thế nào chúng ta có thể tránh không bị lừa bịp? Liệu có cách nào để chúng ta trở nên miễn nhiễm với cái đại dịch của sự vô tâm vẫn luôn càn quét xã hội chúng ta? Một cách tốt để bắt đầu đó là xem xét lại “cái mà ai cũng biết”. Hãy bắt đầu đặt ra các câu hỏi: làm thế nào ta biết được điều này? Ta lấy thông tin từ nguồn nào? Ý tưởng này là đúng dưới góc độ nào? Và dưới góc độ nào thì nó không còn đúng? Như Alfred Korzybski, nhà toán học, và người sáng lập của General Semantics (ngữ nghĩa học đại cương), vẫn thường nói, “Cái gì đúng, thì cũng không đúng” [1]. Nếu một ý kiến được đưa ra như một sự giải thích cho một sự kiện hay một lời giải cho một vấn đề nào đó, hãy nói với chính mình, “đó chỉ là một cách giải thích. Còn có những cách khác”. Hãy thử với các cách giải thích khác như việc đảo ngược các mối quan hệ nhân – quả. Khi bạn đọc được rằng các nhà khoa học đang tìm kiếm một loại vi rút gây ra một căn bệnh nào đó, hãy nói với bản thân, “Có lẽ chúng ta nên tìm kiếm loại bệnh đã sản sinh ra con vi rút đó”. (Hoặc tốt hơn là, “Có lẽ ta nên tìm cái môi trường đã tạo ra ra con vi rút đó”).